Kinh tế

Đến lượt các ông lớn gas than Bộ Công Thương "mở van" quá tay

Các doanh nghiệp lớn cho rằng Nghị định 19 về kinh doanh khí hoá lỏng giúp các đại lý xin giấy phép nhanh hơn, nhưng cũng đồng thời hạ nhiều quy chuẩn cần thiết.

Các doanh nghiệp lớn cho rằng Nghị định 19 về kinh doanh khí hoá lỏng giúp các đại lý xin giấy phép nhanh hơn, nhưng cũng đồng thời hạ nhiều quy chuẩn cần thiết.

Sau hội nghị tại Hà Nội ngày 27/9, Bộ Công Thương hôm nay tiếp tục lấy ý kiến doanh nghiệp về các chính sách của ngành tại TP HCM. Trong số gần 200 doanh nghiệp lớn nhỏ tham dự, nhiều ý kiến đặc biệt quan tâm tới các điều kiện kinh doanh khí hoá lỏng, nằm trong Nghị định 19 do Bộ Công Thương ban hành ngày 22/3/2016. Trước đó, nội dung này cũng được các doanh nghiệp tại Hà Nội đưa ra nhiều thắc mắc.

den-luot-cac-ong-lon-gas-than-bo-cong-thuong-mo-van-qua-tay

Doanh nghiệp gas than phiền Nghị định 19 của Bộ Công Thương đã quá nới lỏng về điều kiện kinh doanh với các đơn vị nhỏ.

Điều này làm những doanh nghiệp đầu tư bài bản như đơn vị của ông Châu rất bức xúc, bởi những doanh nghiệp như ông phải có 300.000 vỏ bình gas hay 8.000m3 kho chứa theo Nghị định 107. Với nghị định mới, các doanh nghiệp muốn tham gia ngành này chỉ cần 2.000 vỏ bình gas và 100m3 kho chứa, mà theo ông là "dưới chuẩn". Điều này dẫn đến tình trạng chiết gas lậu do các đại lý nhỏ lẻ thực hiện vẫn tiếp diễn. Vị giám đốc này cho rằng ngành khí hoá lỏng phải có những điều kiện kinh doanh chặt chẽ để đảm an toàn cho người tiêu dùng.

Đồng quan điểm, ông Hoàng Anh - Giám đốc Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn cũng cho rằng kinh doanh khí hoá lỏng là ngành kinh doanh bài bản và có liên hệ mật thiết đến sự an toàn của người tiêu dùng. Vì vậy, việc các quy định về vỏ bình gas, kho chứa, cầu cảng, kênh phân phối nên giữ như cũ theo Nghị định 107 vì việc giảm điều kiện kinh doanh ngành này là chưa hợp lý, chưa phù hợp với xu hướng phát triển xã hội.

Tại hội nghị tương tự diễn ra cách đây 2 ngày tại Hà Nội, đại diện các doanh nghiệp kinh doanh gas nhỏ lại có ý kiến hoàn toàn ngược lại khi cho rằng điều kiện đưa ra tại Nghị định 19 vẫn quá ngặt nghèo, khiến họ khó kinh doanh.

Phản hồi ý kiến của các bên, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng Nghị định 19 là một văn bản pháp luật đáp ứng nhiều mục tiêu. Trước khi ban hành, Bộ Công Thương đã dành 60 ngày để nhận ý kiến của các doanh nghiệp nhưng lại không nhận được phản ánh nhiều như ngày hôm nay. Và khi ra một nghị định đáp ứng nhiều mục tiêu thì không thể đáp ứng nhu cầu của mọi doanh nghiệp, và càng không thể gạt bỏ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

"Chúng tôi muốn tạo điều kiện cho doanh nghiệp chưa có điều kiệu đầu tư lớn có thể đầu tư vào một phân khúc khác của chuỗi kinh doanh đó", ông Khánh nói, đồng thời khẳng định Bộ Công Thương đã tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp kinh doanh khí hoá lỏng từ lớn đến nhỏ và có rất nhiều cuộc họp nhằm thay đổi các điều khoản không hợp lý trong Nghị định 19 trong một tháng vừa qua. Tuy nhiên, những thay đổi đó không thể diễn ra trong một sớm một chiều. Ông kêu gọi các doanh nghiệp cho Bộ thêm thời gian để rà soát lại kỹ càng Nghị định 19 và các doanh nghiệp hãy tiếp tục đóng góp ý kiến cho Bộ trong suốt quá trình này.


Theo Vĩnh Viễn (VnExpress.net)