Kinh tế

Chuyện chuyển giao quyền lực của các tỷ phú Trung Quốc

Doanh nghiệp gia đình (chiếm khoảng 90% trong tổng số 21,6 triệu doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc) đang tất bật với quá trình chuyển giao quyền lực có thể lớn nhất thế giới.

Doanh nghiệp gia đình (chiếm khoảng 90% trong tổng số 21,6 triệu doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc) đang tất bật với quá trình chuyển giao quyền lực có thể lớn nhất thế giới.

Nữ doanh nhân 37 tuổi cho biết: “Như tình hình hiện nay, tôi gần như không dính dáng gì đến công việc kinh doanh của gia đình. Một khi tôi tham gia vào đó, tôi có thể mang lại những quan điểm, tư tưởng cũng như những sáng kiến mới".

Sắp tới, cô sẽ đảm nhận vị trí lãnh đạo của New Hope Group - công ty 15 tỷ đôla hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp do người bố 66 tuổi của cô sáng lập.

Chuyen chuyen giao quyen luc cua cac ty phu Trung Quoc hinh anh 1

Liu Chang và cha của cô. Ảnh: Bloomberg.

Chuyển giao thế hệ

Doanh nghiệp gia đình (chiếm khoảng 90% trong tổng số 21,6 triệu doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc) đang tất bật với quá trình chuyển nhượng có thể lớn nhất thế giới.

Trung Quốc chưa từng trải qua quá trình chuyển giao tài sản như vậy trước đây. Các công ty tư nhân chỉ xuất hiện tại nước này sau khi thực hiện cải cách, mở cửa thị trường vào năm 1978.

Roger King, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về các doanh nghiệp gia đình châu Á Tanoto, cho biết: “Đặng Tiểu Bình chỉ cho phép các doanh nghiệp tư nhân bắt đầu hoạt động từ những năm 1980, vậy nên đến nay, những doanh nghiệp ấy tương đối non trẻ và các thành viên sáng lập thì đã đến tuổi nghỉ hưu rồi”.

Có một số doanh nghiêp có tiếng ở Trung Quốc thực hiện chuyển giao quyền lực và trách nhiệm điều hành.

Zong Qinghou,71 tuổi - người sáng lập chuỗi công ty sản xuất đồ uống Wahaha - nhượng lại vị trí giám đốc cho cô con gái 35 tuổi.

Năm 2005, ông Yang Guoqiang, 62 tuổi, người sáng lập công ty bất động sản và cung cấp dịch vụ giáo dục tư nhân Country Garden, đã chuyển quyền quản lý và sở hữu công ty cho con gái ông là Yang Huiyan.

Theo số liệu của Bloomberg Billionaires Index, hiện tại, tài sản của cô đã lên tới 19,2 tỷ đôla và cô đang là người giàu thứ 6 Trung Quốc.

Người thừa kế miễn cưỡng

Sự kế nhiệm không phải lúc nào cũng liền mạch. Nhiều doanh nghiệp gia đình Trung Quốc hoạt động trong ngành công nghiệp truyền thống như sản xuất hàng xuất khẩu luôn phải đối mặt với những thách thức như chi phí lao động gia tăng. Những nhà quản lý trẻ hơn đang hướng tới các lĩnh vực tăng trưởng nhanh như thương mại điện tử.

Chỉ có 40% người thừa kế (thường mỗi gia đình có một do chính sách một con ở Trung Quốc) sẵn sàng tiếp quản công ty.

Chuyen chuyen giao quyen luc cua cac ty phu Trung Quoc hinh anh 2

Con trai Wang Sicong của tỷ phú BĐS lớn nhất Trung Quốc.

Báo cáo Kế thừa Kinh doanh Gia đình của Trung Quốc năm 2015 trích lời hiệu trưởng đại học Khoa học và Công nghệ: “Họ thường chấp nhận gánh vác công ty do áp lực từ cha mẹ”.

Có một khoảng cách thế hệ ở đây. Con cái những gia đình đó thường được đào tạo ở nước ngoài. Trong khi đó, những người cha của họ thường không hoàn thành giáo dục bậc trung học và họ tập trung xây dựng công ty của riêng mình.

Rebecca Wang, một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh gia đình và là đối tác của PwC China tại Thượng Hải, cho biết chính điều đó làm tăng thêm sự khác biệt trong phong cách quản lý giữa những người sáng lập và con cái họ.

Anh Sun Meng, 39 tuổi, người đã thay cha mình - ông Sun Dawu, 63 tuổi, đảm nhận vị trí chủ tịch Tập đoàn Nông nghiệp và chăn nuôi gia súc Hebei Dawu, cho biết những đối tác cao tuổi gia nhập công ty từ thuở bắt đầu đã phê bình anh vì anh dành quá nhiều thời gian cho gia đình nhỏ của mình.

Anh nói họ tỏ ra khó chịu khi anh đưa con gái đến trường mỗi ngày. Sun nói như thể đang trò chuyện với đối tác cao cấp: “Chú tôi nghĩ tôi giống như một kẻ ham chơi. Tôi đã có nhiều cuộc tranh luận với họ, Nhưng tôi cho rằng bạn nên có một sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, vậy nên cho đến tận hôm nay chúng tôi vẫn cãi vã về điều đó”.

Khác với người kế nhiệm sau này, những người sáng lập công ty thường có xu hướng quan tâm đến công việc bên ngoài gia đình hơn. Năm ngoái, Wang Jianlin, người sáng lập ra Wanda – công ty lớn về bất động sản và giải trí - đã công khai tuyên bố rằng con trai Wang Sicong, 29 tuổi, của ông sẽ không tiếp quản công ty.

Trong suốt những năm tháng du học ở Luân Đôn, con trai ông đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Cậu ta "khét tiếng" vì đã phô trương sự giàu có của mình khi công khai ảnh thú cưng có tên là Siberian Husky “Coco” với đồng hồ bằng vàng của Apple và iPhone 7 lên mạng xã hội. (Có một từ để chỉ những cô cậu hư hỏng: fuerdai).

Tháng 12 năm ngoái, trong một bài phát biểu tại Bắc Kinh, ông Wang nói rằng: “Tôi đã hỏi con trai mình và nó nói rằng không muốn sống một cuộc sống như tôi. Có lẽ, giao công ty cho các nhà quản lý chuyên nghiệp sẽ tốt hơn”.

Giá trị chứng khoán

Joseph Fan - giáo sư tại Đại học Hong Kong, cho rằng việc lập hồ sơ theo dõi chuyển giao quyền lực trong các công ty gia đình ở châu Á không mấy khả quan.

Nghiên cứu của Fan về các doanh nghiệp Trung Quốc ở Hong Kong, Đài Loan và Singapore cho thấy trong 5 năm trước và 3 năm sau khi công ty chuyển quyền quản lý từ thành viên sáng lập sang thế hệ tiếp theo, cổ phiếu của doanh nghiệp đó sụt giảm trung bình khoảng 60%.

Điều này cũng có thể đúng với các công ty gia đình tại Trung Quốc, mặc dù ông nói thêm rằng số lượng công ty hoàn thành kế nhiệm chưa đủ để thực hiện một nghiên cứu chính xác.

Fan nói: “Để đứng vững ở thị trường Trung Quốc, việc kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào tài sản vô hình như những mối quan hệ với quan chức chính phủ và đối tác kinh doanh. Nhưng những mối quan hệ kiểu này rất khó chuyển nhượng sang cho con trai hay con gái. Đó là lý do tại sao sự kế thừa đồng nghĩa với mất đi giá trị”.

Bây giờ, nhiều công ty gia đình vẫn đang sản xuất sản phầm cấp thấp, lợi nhuận thấp, việc phát triển thương hiệu và dịch vụ kinh doanh, dựa vào mối quan hệ cũ có thể ít quan trọng hơn ngày trước. Thay vào đó, nắm bắt sự thay đổi thị hiếu người tiêu dùng và thương mại điện tử chính là chìa khóa. Đó là những gì mà cha con ông Liu tin tưởng khi New Hope Group mở rộng sang các lĩnh vực khác như y tế và tài chính.

Cô Liu nói thêm: “Dịch vụ và kinh nghiệm là những gì mà thế hệ chúng tôi quan tâm nhất”. Cô còn thuyết phục cha mình thiết lập các trung tâm tiêu dùng để theo dõi nhu cầu của khách hàng.

Cha cô thì bày tỏ: “Liu Chang còn trẻ và sẽ theo kịp xu thế. Nó có thể mang đến những ý tưởng sáng tạo, liên quan đến Internet. Công ty truyền thống này cần phải đổi mới”.

Theo Hân Hân (Tri Thức Trực Tuyến)