Kinh tế

Các phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2018

Trong khi đại diện người lao động đề xuất mức tăng tuyệt đối 13,3% thì giới chủ kiến nghị tăng dưới 5%.

Trong khi đại diện người lao động đề xuất mức tăng tuyệt đối 13,3% thì giới chủ kiến nghị tăng dưới 5%.

Bộ phận kỹ thuật Hội đồng đưa ra 3 mức, cụ thể tăng từ 130.000 đồng đến 180.000 đồng (5%); hai là 160.000 đồng - 220.000 đồng (6%) và 180.000 đồng - 250.000 đồng (6,8%).

Căn cứ đời sống người lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất mức tăng tuyệt đối 370.000 đồng - 450.000 đồng (13,3%). Trong khi đại diện giới chủ - VCCI cho rằng doanh nghiệp đang phải cạnh tranh gay gắt, sản xuất thu hẹp nên đề xuất mức tăng dưới 5% là hợp lý.

"Mức dưới 5% như đề xuất của VCCI chỉ đảm bảo bù trượt giá, tức là không tăng. Trong khi lương tối thiểu vùng dù được điều chỉnh tăng hàng năm vẫn chưa đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động", đại diện Tổng liên đoàn nói.

cac-phuong-an-tang-luong-toi-thieu-vung-nam-2018

Lương tối thiểu vùng năm 2017. 

*Đơn vị: triệu đồng/tháng.

*Các vùng áp dụng lương tối thiểu theo quy định hiện hành

Sau thảo luận, các bên thống nhất mức tăng "cần hài hòa lợi ích, vừa giải quyết khó khăn của người lao động, vừa phù hợp khả năng của doanh nghiệp để nâng sức cạnh tranh". Vì vậy, mức tăng sẽ được hội đồng điều chỉnh dần qua các phiên họp tiếp theo.

Năm ngoái, lương tối thiểu vùng năm 2017 được chốt tăng 7,3% ( 180.000 - 250.000 đồng) sau hai phiên thảo luận của Hội đồng tiền lương quốc gia. Theo tính toán của bộ phận kỹ thuật, mức tăng này đáp ứng được khoảng 93% mức sống tối thiểu của người lao động.

Theo Hoàng Phương (VnExpress.net)