Kinh tế

Thuế ôtô nhập khẩu về 0%, áp lực hạ tầng giao thông thế nào?

Đại biểu cho rằng thuế ôtô nhập khẩu về 0%, mỗi năm Việt Nam thất thu hơn 4.000 tỷ đồng thuế, cộng với áp lực hạ tầng giao thông lớn khi dân có tâm lý chờ đợi xe giá rẻ.

Truyền hình trực tiếp Quốc hội nghe báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV

4 tư lệnh ngành và Thủ tướng trả lời chất vấn Quốc hội
- Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng

- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng

- Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn

- Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình. 

Các thành viên khác của Chính phủ có thể cùng chia lửa với các vị trưởng ngành, tùy thuộc vào vấn đề đại biểu nêu.

Trước khi kết thúc 3 ngày chất vấn, Quốc hội cũng sẽ dành 2,5 giờ cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời đại biểu Quốc hội. 

Các vấn đề được đặt ra với Bộ trưởng Tài chính
- Quản lý thuế, bao gồm: giải quyết nợ đọng thuế, thanh kiểm tra, chống thất thu thuế, chuyển giá.

- Hải quan, tập trung vào việc thực hiện để đảm bảo nền tài chính an toàn, bền vững.

- Giải pháp tăng cường quản lý nợ công an toàn, hiệu quả.

Sau khi một loạt đại biểu nêu câu hỏi chất vấn, Quốc hội nghỉ trưa. Chiều nay, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng còn 50 phút để trả lời trước khi Quốc hội chuyển qua chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng.

Chiều nay, ông Lê Minh Hưng lần đầu tiên trả lời chất vấn Quốc hội trên cương vị trưởng ngành ngân hàng.

Thuế ôtô nhập khẩu về 0%, áp lực hạ tầng giao thông thế nào?

Đại biểu Hoàng Văn Cường, Hà Nội có hai câu hỏi trao đổi.

Đầu tiên là cuộc cách mạng 4.0 thì làm phát triển bán hàng qua mạng, Uber, Grab, nên việc kiểm soát thuế mang tính chất truyền thống là không còn phù hợp, và dự tính làm gì để thay đổi phương thức kiểm soát thuế trong tương lai?

Các đại biểu nói nhiều về trách nhiệm quản lý nợ công nhưng đây chưa phải là trách nhiệm của Bộ Tài chính. Luật mới sửa đổi quy định đầu mối quản lý duy nhất là Bộ Tài chính. Nhưng nếu luật thông qua, trong tương lai xảy ra những khoản không trả nợ, vay đầu tư công không hiệu quả thì trách nhiệm của Bộ Tài chính như thế nào?

Một đại biểu đặt vấn đề về lộ trình giảm thuế ô tô từ 2018 và câu chuyện mỗi năm bình quân sẽ thất thu hàng nghìn tỷ đồng. Thị trường ôtô chậm do tâm lý chờ đợi mua xe giá rẻ của người dân, dân đăng ký học lái xe đông cho thấy sự chuẩn bị của người dân để chờ xe giá rẻ. Điều này sẽ tạo áp lực lên hạ tầng giao thông.

Đại biểu đặt câu hỏi về giải pháp để chống thất thu thuế, giải quyết vấn đề như trên?

Thuế ôtô nhập khẩu về 0%, áp lực hạ tầng giao thông thế nào?

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Bến Tre cho biết chúng ta mới kiểm tra DN nhưng lại không thanh kiểm tra hộ kinh doanh, các hộ không đăng ký chức năng kinh doanh nhưng lại kinh doanh. Ông đề xuất năm 2018 Bộ Tài chính thanh kiểm tra toàn bộ các hộ này thì có làm được hay không.

Trong cải cách hành chính, Bộ trưởng nhắc đến kê khai điện tử nhưng có tình trạng dùng công nghệ cao rút ruột ngân sách, dùng user giả để hoàn thuế, rút ruột ngân sách. “Công nghệ cao có tính hai mặt, đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp”.

Xác định trần nợ công phù hợp thông lệ quốc tế

Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nhắc Bộ trưởng trả lời câu hỏi của đại biểu Bùi Thanh Tùng.

Thuế ôtô nhập khẩu về 0%, áp lực hạ tầng giao thông thế nào? - 1

Ông Dũng cho biết càng thanh kiểm tra thì càng thấy sai phạm lớn nhưng đúng là qua thanh tra kiểm tra mới xử lý đươc. Về giải pháp, hiện nay, nợ công đang khống chế không quá 65%, nợ Chính phủ không quá 54%. Căn cứ xác định trần nợ công phù hợp với WB, IMF, phù hợp với thông lệ. Những mức này đều được xây trên cơ sở khuyến nghị của quốc tế và thông lệ.

Các giải pháp, ông Dũng cho biết trong điều hành nghiêm túc, quản lý làm sao để tốc độ gia tăng nợ công phải tương đương, thấp hơn tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn qua tốc tộ tăng nợ công cao hơn 3 lần.

Về vấn đề hoá đơn, Bộ trưởng cho biết đang triển khai, hoàn thiện rộng hoá đơn điện tử và cho rằng đây là giải pháp đột phá để chống việc gian lận hoàn thuế, thành lập doanh nghiệp để mua bán hoá đơn. Đại biểu Lạng Sơn đề xuất xử lý DN thua lỗ, Bộ trưởng Tài chính cho biết Chính phủ giao cho ngành Công thương.

Về nợ đọng thuế so với các nước, ông cho biết tỷ trọng ngang các nước trong khu vực, không cao hơn nhiều, tương đương Campuchia, Lào, so với OACD thì chúng ta đang cao hơn một chút. “Chúng tôi sẽ có phân tích cơ cấu về tình hình, thực trạng, nguyên nhân về nợ đọng thuế, đặc biệt là thuế khó thu hồi”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng nêu giải pháp chống chuyển giá

Trả lời về vấn đề chuyển giá trong khu vực FDI, tư lệnh ngành tài chính cho hay đầu tư nước ngoài hiện khoảng 300 tỷ USD. Chính sách ưu đãi đối với nhiều ngành, lĩnh vực, DN FDI tận dụng được ưu đãi này. Các giải pháp về chống chuyển giá, thất thu trong thời gian qua, Bộ tài chính vẫn tham mưu để hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý thuế, kiện toàn bộ máy tổ chức, củng cố và hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ cho quản lý thuế, kiểm soát hoạt động chuyển giá thông qua hoạt động của từng tổ chức chức năng...

Tổng kết thực tế và kinh nghiệm quốc tế, Bộ tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 20 vào thàng 2/2017, có văn bản hướng dẫn. 

Chuyển giá có nhiều khâu, ngay từ khâu đầu tư, cấp phép đầu tư, đưa vào giá thấp báo giá cao. Khâu thứ hai là sản xuất kinh doanh. Năm 2016 kiểm tra hơn 1.400 cuộc với DN FDI. 2017 thì thanh tra tiếp 1.228 DN FDI. Tình hình chuyển giá, kê khai đang phức tạp nên cần tiếp tục hoàn thiện thể chế. Ông cho biết khâu đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư quan trọng, đáng 500 thì bảo 1 tỷ, đó là nguy hiểm.

Thông đồng giữa người nộp và cán bộ thuế?

Đại biểu Bùi Thanh Tùng, đoàn Hải Phòng, đặt câu hỏi căn cứ để xây dựng trần nợ công, nợ chính phủ và trong thời gian tới có giải pháp gì để duy trì mức trần này.

Đại biểu Phạm Văn Hoà, đoàn Đồng Tháp cho biết vẫn có sự thông đồng giữa người nộp thuế với cán bộ thuế để giảm thuế nộp, tăng thuế hoàn lại, điều này khiến cho cạnh tranh tiêu cực, gây so bì.

Ví dụ như Grab vốn điều lệ 20 tỷ nhưng báo lỗ nhiều, báo lỗ cũng có thể là trốn thuế. Báo cáo cho biết nợ công nằm trong giới hạn, nhưng dự toán 2018 cho thấy áp lực trả nợ công rất lớn. Đại biểu đặt câu hỏi về giải pháp để quản lý.

Đại biểu tiếp tục đặt câu hỏi về vấn đề chuyển giá, xác định số thuế phải nộp của doanh nghiệp, hỏi sâu về khu vực doanh nghiệp FDI. Câu hỏi tiếp theo, số lượng DN FDI hoạt động ở Việt Nam ngày càng đang tăng, cử tri đề nghị cho biết. Cử tri nói DN FDI hoạt động hàng vài chục năm nay nhưng vẫn báo lỗ, muốn biết lãi thật lỗ giả có còn không và xử lý được vụ nào chưa?

Không có giải pháp mới, đột phá, Bộ trưởng không cần trả lời

Đại biểu Dương Xuân Hoà, đoàn Lạng Sơn đặt câu hỏi và đề nghị Bộ trưởng so sánh tỷ lệ nợ đọng thuế của Việt Nam so với các nước.

Thuế ôtô nhập khẩu về 0%, áp lực hạ tầng giao thông thế nào? - 2

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, đoàn Ninh Thuận cho biết có DN lập ra không sản xuất kinh doanh mà chỉ mua bán hoá đơn, gây thiệt hại cho ngân sách không nhỏ vì mỗi năm tiền hoàn thuế lớn. Số tiền đề nghị hoàn thuế lên đến 17.000 tỷ đồng. “Bộ trưởng có giải pháp đột phá gì, nếu không có đột phá cũng không cần trả lời”, đại biểu thẳng thắn. 

Tiếp đó, đại biểu cho biết việc thanh toán khống để rút ruột ngân sách đang phổ biến. Ông đặt câu hỏi hệ thống chi tiêu tài chính có được coi là pháp luật nữa không và vai trò trách nhiệm của các cơ quan là gì. Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết câu hỏi này nằm ngoài nhóm chất vấn nên Bộ Tài chính trả lời bằng văn bản.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhắc Bộ trưởng Tài chính có câu trả lời cho đại biểu Nguyễn Hữu Cầu rằng có giải pháp mới không để chống tình trạng nợ đọng thuế, nếu không mới thì không cần trả lời.

Bộ trưởng Tài chính chưa trả lời, Chủ tịch “trả lời thay”: Sẽ có giải pháp là Chính phủ tổng hợp các khoản không có khả năng thu hồi được, để báo cáo Quốc hội.

Chính phủ nói không với tăng trần nợ công

Thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng thông tin thêm cho đại biểu liên quan đến vấn đề nợ công.

Theo đó, Chính phủ và Thủ tướng đã tính toán rất kỹ trần nợ công chỉ là 1 yếu tố. Quan trọng là khả năng trả nợ, tổng trả nợ của chúng ta đã quá 25% so với tổng thu ngân sách.

Quan điểm chung là Chính phủ nói không với tăng trần nợ công. Chính phủ và Thủ tướng đã chỉ đạo bộ tài chính cơ cấu lại thu chi ngân sách nhà nước. Chính phủ cũng đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công và ngân sách trung hạn đảm bảo cân đối ngân sách, giữ vững an ninh tài chính.

Thuế ôtô nhập khẩu về 0%, áp lực hạ tầng giao thông thế nào? - 3

Bộ trưởng giải thích 2 dự án giải ngân chậm ở TP.HCM

Về hai dự án tại TP.HCM giải ngân chậm, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, vướng mắc là thiếu dự toán, bố trí vốn nước ngoài. Trong tình hình khó khăn, TP.HCM đã ứng vốn 1.000 tỷ để trả khối lượng hoàn thành cho 2 dự án. Bộ sẽ làm việc với nhà tài trợ để hoàn trả TP.HCM phần vốn đã ứng.

Tình hình quản lý hàng tạm nhập tái xuất, theo tư lệnh ngành tài chính, rất dễ bị lợi dụng. Chủ yếu là tạm nhập tái xuất với rất láng giềng, nên theo ông Dũng, rất phức tạp. Các giải pháp được Bộ trưởng Tài chính đưa ra khá chi tiết.

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Hữu Cầu, tinh thần chung của chúng ta là hạn chế xuất khẩu thô, khuyến khích xuất khẩu tinh nên mức thuế tài nguyên đang đi theo hướng đó. Ông cho biết tiếp thu ý kiến đại biểu về mức thuế với đá trắng và sẽ có trả lời cho UBND Nghệ An và đại biểu.

Vay nước ngoài vượt ngưỡng, trách nhiệm thuộc về ai?

Đại biểu Phạm Đình Cúc, đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu, tiếp tục đặt câu hỏi về nợ công. Nợ Chính phủ đang ở mức cao và giải pháp gì để cơ cấu lại nợ Chính phủ.

Ông Cúc cho biết thu ngân sách ước thực hiện vượt 2,3% so với dự toán nhưng chủ yếu tăng thu ngân sách địa phương còn thu ngân sách Trung ương chưa đạt và đặt vấn đề giải pháp của Bộ trưởng.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng, Quảng Trị thì cho biết vốn vay nước ngoài đã vượt ngưỡng, rủi ro cao thì trách nhiệm thuộc về ai.

Bộ trưởng có giải pháp gì mới, đột phá?

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu, Nghệ An có hai câu hỏi. Một là doanh nghiệp khai thác đá trắng lo lắng, đối diện nguy cơ phá sản cao khi Thông tư 44 của Bộ Tài chính quy định tăng thuế đá trắng tăng 300% so với thuế hiện hành. Doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, hơn 7.000 tỷ đồng nợ xấu phát sinh cho ngân hàng. Ông đặt vấn đề cơ sở nào để đặt khung giá cao như thế. 

Thuế ôtô nhập khẩu về 0%, áp lực hạ tầng giao thông thế nào? - 4

Câu hỏi thứ hai trùng với đại biểu Phương. Bộ trưởng Cầu thẳng thắn: Bộ trưởng có giải pháp gì mới, đột phá không, nếu không có thì không cần trả lời.

Bù khoản 73 nghìn tỷ nợ đọng thuế thế nào?

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương – Quảng Bình - nêu câu hỏi 73.000 tỷ đồng nợ đọng thuế làm thế nào để nuôi dưỡng nguồn thu để bù lại khoản này?

Theo ông Phương, cần khắc phục nợ đọng thuế do quá trình cấp giấy phép quá dễ dãi, doanh nghiệp khi thua lỗ lại nợ động thuế, cố tình chuyển thành doanh nghiệp khác để trốn thuế.

Trong khi đó, ngành thuế vẫn còn 1 số cá nhân tiêu cực tiếp tay cho việc trốn thuế. Việc thiếu công khai cơ chế thuế, xử lý không nghiêm khiến tình trạng vẫn diễn ra.

Bộ trưởng có hướng giải quyết như thế nào?

Đại biểu chất vấn chuyện thu thuế Uber, Grab, Google

Đăng ký tranh luật, đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa, đoàn Thừa Thiên Huế cho biết lĩnh vực mặt hàng tạm nhập tái xuất lợi ít, hại nhiều, lợi dụng để buôn lậu. Ông đề nghị Bộ Tài chính cho biết thanh tra bộ đã bắt giữ được bao nhiêu vụ và giải pháp nào để chấm dứt.

“Bộ trưởng báo bức tranh thuế tốt nhưng một số lĩnh vực thất thu thuế. Kinh doanh bất động sản, đất vàng ở TP lớn, kinh doanh hàng Google, Uber, Grab, thất thu thuế lớn, có lĩnh vực không thu được đồng thuế nào thì Bộ trưởng có giải pháp gì?”, đại biểu đặt câu hỏi.

Chủ tịch Quốc hội cho biết đây là câu hỏi, chứ không phải tranh luận.

Có đảm bảo vay ODA 300 nghìn tỷ?

Đại biểu Hoàng Quang Hàm cho biết ông cảm thấy băn khoăn khi hai bộ trưởng giải thích về ODA, nợ công. Quản lý ODA hiện nay bất cập, tổng mức ODA ngoài tầm kiểm soát. Uỷ ban tài chính ngân sách có văn bản. Để có số liệu vay nợ ODA, quốc gia cần bao nhiêu thời gian để tổng hợp và hiện nay là bao nhiêu?

Với tình hình hiện nay có đảm bảo vay ODA trong mức 300.000 tỷ không, trần nợ công là bao nhiêu?

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia lửa với tư lệnh ngành tài chính

Thuế ôtô nhập khẩu về 0%, áp lực hạ tầng giao thông thế nào? - 5

Chia lửa với trưởng ngành tài chính, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư giải thích thêm về chuyện hiệu quả đầu tư công.

Theo ông Nguyễn Chí Dũng, trước đây chưa có luật đầu tư công, việc quyết định đầu tư còn tùy tiện vượt so với khả năng cân đối của ngân sách, mỗi giai đoạn 2001-2005-2011, có hơn 20.000 dự án mà không rõ nguồn vốn ở đâu không rõ khả năng giải ngân, dàn trải dẫn đến thất thoát, dừng, giãn, hoãn rất lớn.

Chính phủ ban hành Nghị quyết 1792, sau đó triển khai lên thành luật đầu tư công. Trong giai đoạn 2016-2020 này số dự án đầu tư công đã giảm chỉ còn 1.000 dự án. Nợ đọng và ứng của các giai đoạn trước đã được tập trung vào giai đoạn đến năm 2020.

Các dự án phê duyệt có tổng mức đầu không sát tình hình thực tế, vượt so với vợt so với tính toán và nhu cầu chưa có biện pháp kiểm soát, Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan xây dựng định mức, làm cơ sở tính toàn tổng mức đầu tư hợp lý.

Hiệu quả đầu tư công chưa cao do thời gian triển khai đầu tư, thực hiện nhiều thủ tục, giải phóng mặt bằng, đấu thầu, đền bù, kéo dài thời gian làm cho vốn đầu tư vượt lên phải điều chỉnh, không có nguồn vốn bổ sung lại phải dừng, dãn, hoãn dự án… 

Hướng giải quyết Ban hành kế hoaạh tái cơ cấu đầu tư công Chính phủ giao bộ tổng hợp rà soát toàn bộ bất cập luật đầu tư công, để trình Quốc hội sửa đổi luật đầu tư công đảm bảo chặt chẽ nhưng vẫn giải quyết được các thủ tục nhanh gọn.

Một năm hơn 300 cán bộ thuế, hải quan bị kỷ luật

Nêu lại các vụ tham nhũng hải quan lớn gần đây, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết đây đều là phát hiện từ bộ này.

"Chúng tôi kiên quyết chống tiêu cực trong ngành. Có vụ việc ở hải quan An Giang, bắt một lúc 46 cán bộ hải quan, cũng là Bộ Tài chính phát hiện, chỉ đạo và phối hợp với lực lượng công an", ông nói.

Thông tin thêm về vụ việc, Bộ trưởng cho hay lãnh đạo 2 bộ trực tiếp trao đổi, quyết tâm làm rõ. Làm đến doanh nghiệp thì đụng đến cán bộ hải quan, phải chấp nhận và xử lý.

"Việc hơn 200 container cũng vậy. Tinh thần của Bộ Tài chính là quyết tâm chống tiêu cực, trong ngành và ngoài ngành".

Ông cũng thông tin hàng năm xử lý kỷ luật cán bộ thuế, hải quan trên dưới 300 cán bộ. 

"Nguyên nhân không đổ cho khách quan mà nhìn trực diện, suy thoái trong nội bộ. Bộ quyết tâm để rà soát, xử lý. Đồng thời cũng phải rà soát lại các chính sách, quy trình, và quyết tâm thực hiện", tư lệnh ngành tài chính nói.

Hiệu quả đầu tư: Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch Đầu tư và các bộ ngành, địa phương

Về hiệu quả đầu tư công, Bộ trưởng thừa nhận hiệu quả đầu tư công là vấn đề trọng tâm, nằm trong chương trình tái cơ cấu.

Ông cũng nói đây là trách nhiệm của Bộ KHĐT và các bộ ngành địa phương trong sử dụng.

Về trách nhiệm của Bộ Tài chính, Bộ trưởng Dũng thông tin cơ quan này đang nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, chuyển cấp phát cho vay lại, giảm tối đa bảo lãnh tín dụng... giám sát chi tiêu nợ công, hoàn chỉnh thệ thống pháp luật về nợ công.

Quả đấm thép để hạn chế mua bán hóa đơn?

Một vấn đề khác được đại biểu Chiến nêu là nhiều cử tri cho rằng thay vì tăng thuế VAT ảnh hưởng giá cả tiêu dùng cần tập trung không để xảy ra mua bán hóa đơn VAT, chống chiếm đoạt hàng trăm nghìn tỷ đồng tiền thuế của Nhà nước. Bộ trưởng có đồng ý với ý kiến này? Và quả đấm thép nào để chấm dứt tình trạng trên?

Thuế ôtô nhập khẩu về 0%, áp lực hạ tầng giao thông thế nào? - 6

Nợ công không xấu, nhưng đầu tư thế nào là câu hỏi

Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn tranh luận vấn đề nợ công. Ông cho biết Bộ trưởng nói thành công trong kìm hãm. “Số là vỏ bên ngoài, nhưng linh hồn là đầu tư hiệu quả như thế nào. Nợ công không xấu, nhưng đầu tư như thế nào thì là câu hỏi”, đại biểu này đề cập.

Đại biểu cho hay Bộ trưởng cần báo cáo thêm đầu tư công hiệu quả ra sao.

Tiếp đó, ông cho biết Bộ trưởng chưa đi sâu vào giải pháp cụ thể cũng như ngắn, dài hạn trong cải cách thủ tục hải quan. Ông dẫn ví dụ về câu chuyện thuốc ung thư ở TP.HCM, thủ tục lâu.

Thuế ôtô nhập khẩu về 0%, áp lực hạ tầng giao thông thế nào? - 7

Tiếp tục đôn đốc thu nợ

Về quản lý nợ thuế, tư lệnh ngành tài chính cho biết dư nợ thuế lớn. Về giải pháp, ông cho biết đây là trọng tâm. Những năm trước thường dồn cuối năm nhưng gần đây triển khai từ đầu năm.

Ông cũng dẫn ra nhiều biện pháp được đưa ra cũng như sự phối hợp tốt với địa phương. Kết quả, số thu hồi nợ đọng thuế năm sau cao hơn năm trước. Bình quân, tốc độ tăng là 16,3%. Năm 2011 thu được 20.036 tỷ, đạt 85% số tiền nợ thuế. 2012 thu được 22.751 tỷ đồng, năm 2013 thu 27.000 tỷ đồng. 2016 thu được hơn 42.500 tỷ đồng. 10 tháng đầu năm thu được hơn 54.000 tỷ đồng.

Tổng nợ thuế trên tổng thu ngân sách năm 2011 là 4,4% đến 2015 là 7,7%, 2016 là 6,7% và nay là 6,1%, đã giảm xuống trên tổng thu ngân sách. Tỷ lệ nợ thuế có khả năng thu hồi đến 30/10/2017 còn 4,9%, giảm so với 2016. Tổng tiền nợ thuế đúng như đại biểu nói là giảm 0,4% so với 2016.

Tiền chậm nộp là hơn 18.000 tỷ đồng, tăng 0,7% so với 2016. Tiền phạt, chậm nộp, khó thu hồi chủ yếu do kinh tế khó khăn, doanh nghiệp giải thể, phá sản. Số đối tượng này là hơn 713.000 tỷ đồng.

Thời gian tới, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục phối hợp, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc thu nợ, theo dõi, kiểm soát chặt các khoản nợ thuế, ban hành đủ các thông báo.

Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp tục nhắc nhở có nhiều đại biểu đang chờ Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trả lời, ý nào đã nói thì bỏ qua.

Khi Bộ trưởng Tài chính trả lời câu hỏi của đại biểu Bùi Thu Hằng, Chủ tịch Kim Ngân nhắc lại câu hỏi của đại biểu không phải về khoán thuế mà là hỏi về câu chuyện giải pháp để xử lý thất thu thuế, ngân sách.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết cần tập trung tuyên truyền, giải pháp. Cần tuyên truyền cho người dân mua hàng phải lấy hoá đơn. Yêu cầu doanh nghiệp khi thành lập cần làm việc với cơ quan thuế đầy đủ. Ông đề cập câu chuyện phối hợp với Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh đề án không dùng tiền mặt và nếu kết hợp được với nhau thì sẽ từng bước quản lý được.

"Chuyển giá ngay từ khâu đầu tư"

Chủ tịch Quốc hội Kim Ngân cũng nhắc Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng ưu tiên trả lời vấn đề chuyển giá và giải pháp khắc phục chuyển giá, bởi đây là vấn đề bức xúc của xã hội.

Bộ trưởng Tài chính cho biết từ năm 1995, bộ đã có văn bản kiểm soát chuyển giá, gần đây hoàn thiện các chính sách.

Năm 2017, Bộ đã trình Chính phủ ban hành nghị định số 20 tháng 2/2017 quy định về quản lý thuế đối với DN phát sinh giao dịch liên kết.

Năm 2016, cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra 1.406 cuộc với DN FDI, tổng số thuế truy thu, truy hoàn 1.310 tỷ đồng, giảm lỗ 1.983 tỷ đồng, giảm khấu trừ hơn 3 tỷ đồng.

Năm 2017: kiểm tra 1.288 DN, tổng số truy thu, truy hoàn, tiền phạt 3.085 tỷ, giảm lỗ 6.812 tỷ, giảm khấu trừ 265 tỷ đồng.

Theo người đứng đầu ngành tài chính, chuyển giá không chỉ trong quá trình sản xuất kinh doanh mà ngay từ khâu đầu tư. Trang thiết bị giá rẻ nhưng kê khai cao để trích khấu hao chuyển giá, trong quá trình đầu tư, đầu ra, đầu vào và vốn mỏng…

Chủ tịch Quốc hội nhắc Bộ trưởng Tài chính trả lời về nợ công. Ông Đinh Tiến Dũng cho biết các chỉ tiêu trần nợ công đã được đưa vào Nghị quyết Quốc hội, hoàn chỉnh Luật Nợ công sửa đổi.

Thời gian qua, nợ công bước đầu được cơ cấu, kiểm soát tương đối kết quả. Nợ công vẫn nằm trong giới hạn Quốc hội cho phép, bước đầu kiềm được độ gia tăng, nâng được ký hạn phát hành trái phiếu.

Theo tư lệnh ngành tài chính, nợ công vẫn cần được kiểm soát chặt nhưng bước đầu, từ hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm tra kiểm soát đều đang làm tốt.

Siết chặt bảo lãnh Chính phủ

Trả lời chất vấn về nợ công, Bộ trưởng Dũng thông tin nợ công đang tăng rất cao, áp lực trả nợ lớn. Chúng ta phải có lộ trình để tránh bội chi trong áp lực nợ công.

Bộ Tài chính đã có các báo cáo trình các cơ quan liên quan để kiểm soát tình trạng này, đảm bảo an toàn nợ công, đồng thời triển khai nhiều giải pháp hoàn thiện thể chế, thông qua luật quản lý nợ công sửa đổi, tăng cường quản lý nợ công, vốn ODA, sử dụng nợ công.

Cụ thể, đầu tư nguồn vốn vay công chỉ tập trung các dự án quan trọng.

Xác định rõ bội chị và lộ trình cắt giảm bội chi ngân sách hướng tới năm 2018 giảm còn 3,7%; năm 2019 là 3,6% và 2020 giảm xuống 3,4%.

Siết chặt bảo lãnh Chính phủ. Từ năm trước đến nay đã không bảo lãnh thêm dự án nào nữa, chỉ giải ngân những dự án bảo lãnh trước đó. Đặc biệt các dự án của doanh nghiệp, 2 ngân hàng chính sách chỉ bảo lãnh phát hành ngang dư nợ.

Điều hành kiên quyết bán sát nghị quyết 5 năm điều hành các chỉ tiêu bội chi liên quan đến nợ công

Giải ngân vốn ODA ưu đãi trong giới hạn 300.000 tỷ đồng cả giai đoạn đến năm 2020. Có vấn đề phát sinh nhưng đến nay là năm thứ 2, đến năm 2018 vẫn nằm trong kế hoạch.

Đảm bảo cân đối, bố trí trả nợ đúng hạn đã có trong kế hoạch cụ thể

Tăng cường thanh tra kiểm tra trong đầu tư công, hợp tác đầu tư, đấu thầu, kiểm soát, kiểm toán…

Chủ tịch Quốc hội nhắc Bộ trưởng trả lời thẳng

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhắc nhở Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời thẳng vào câu hỏi, không vòng vo khi nêu câu chuyện thuế...

Thuế ôtô nhập khẩu về 0%, áp lực hạ tầng giao thông thế nào? - 8

6 tháng đầu năm 2018, bộ có khắc phụ được không?

Chủ tịch Kim Ngân đặt câu hỏi: Vậy giải pháp của bộ trưởng là gì. 6 tháng đầu 2018 thì ngành tài chính có phối hợp với các bộ để khắc phục được không?

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết khối lượng công việc nhiều. Như báo cáo, có 200 danh mục hàng hoá nhưng có đến trăm nghìn hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành nên các bộ phải tập trung. Hải quan chỉ chiếm 28% thôi, 72% là từ yêu cầu, quy định của các bộ, ngành.

Một mặt hàng vẫn chịu nhiều hình thức quản lý

Trả lời chất vấn Quốc hội, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết bộ đã rất nỗ lực để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

Năm 2017, Bộ Tài chính đã phối hợp áp mã HS với các loại sản phẩm hàng hóa và phát hiện 50% sản phẩm hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của các Bộ, ngành.

28% thời gian thông quan hàng hóa là thuộc trách nhiệm của hải quan và 72% là trách nhiệm các bộ ngành liên quan kiểm tra chuyên ngành. Đây là khâu phải tháo gỡ để thúc đẩy giao lưu thương mại, hàng hóa qua biên giới.

Hiện nay vẫn còn một số mặt hàng chịu nhiều hình thức quản lý, một hàng hóa thuộc nhiều đơn vị trong một bộ, hoặc nhiều bộ cùng quản lý.

Trưởng ngành Tài chính cho rằng việc này cần chỉnh sửa để tạo thuận lợi.

“Hiện nay sữa chua hay sữa bột xuất khẩu phải kiểm dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và kiểm tra theo quy định của Bộ Công thương. Nghĩa là một sản phẩm phải có 2 giấy phép", ông nêu ví dụ.

Bộ Tài chính đề xuất quy chuẩn, tiêu chuẩn kiểm tra của các Bộ, ngành. Doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị và làm theo tiêu chuẩn các bộ đề ra.

Đại biểu Vũ Thị Thủy - Hải Dương - đặt vấn đề về tình trạng chuyển giá. Theo bà Thủy, việc chuyển giá của doanh nghiệp có chiều hướng gia tăng. Với chức năng được giao, Bộ có giải pháp gì khắc phục?

Bà cũng chất vấn về việc cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành tài chính, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng.

Bộ Tài chính làm gì để hạn chế buôn lậu?

Đại biểu Trương Anh Tuấn - Nam Định đặt câu hỏi về tình trạng buôn lậu. Theo đó, tình hình buôn lậu đang diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế, gây mất lòng tin người tiêu dùng, gây rối loạn thị trường ảnh hưởng nguồn thu ngân sách. Vậy, Bộ Tài chính sẽ dùng biện pháp gì để hạn chế tình trạng này?

Ông cũng nêu câu hỏi về tình trạng nợ thuế. Tháng 9/2017 thu NSNN vượt 2,3% so với dự toán nhưng là mức thấp nhất trong 3 năm gần đây. Tình hình doanh nghiệp không kê khai nộp thuế diễn ra phổ biến, nhiều doanh nghiệp còn nợ thuế. Tính đến cuối năm 2016, tổng dư nợ thuế 74,1 nghìn tỷ đồng, tính đến 30/9/2017 là 72,9 nghìn tỷ đồng. Bộ trưởng đánh giá thế nào về tình trạng này và giải pháp để xử lý?

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có mặt tại phiên chất vấn sáng 16/11.

Thuế ôtô nhập khẩu về 0%, áp lực hạ tầng giao thông thế nào? - 9

Giải pháp nào để hạn chế thất thu thuế?

Đại biểu Bùi Thu Hằng, Hòa Bình nêu câu hỏi hiện nay ngành thuế đang áp dụng biện pháp quản lý hóa đơn bán hàng, thanh toán trong công tác hỗ trợ công nghệ thông tin. Tuy nhiên, tình trạng không xuất hóa đơn, không xuất biên lai khi bán hàng diễn ra rất phổ biến, tình trạng chỉ xuất hóa đơn chi tiêu Nhà nước. Tình trạng quản lý hóa đơn chưa nghiêm, nhiều hộ kinh doanh chưa lấy hóa đơn, tạo cơ hội giảm doanh thu bán hàng, giảm lợi nhuận từ đó giảm thuế thu nhập. Điều này gây thất thoát nguồn thu và nghĩa vụ thuế. Bộ Tài chính sẽ có biện pháp đột phá thế nào để hạn chế tình trạng này và nâng cao nhận thức của người dân?

Bộ trưởng Tài chính bị chất vấn chuyện nợ công

8h22, Bộ trưởng Tài chính bắt đầu phiên trả lời chất vấn. 48 đại biểu đăng ký nêu câu hỏi với trưởng ngành tài chính. 

Đại biểu Nguyễn Tạo, đoàn Lâm Đồng đặt câu hỏi đầu tiên. Ông nêu ra hai vấn đề. Đầu tiên là kiểm tra chuyên ngành với hàng xuất nhập khẩu, xử lý việc kéo dài thời gian thông quan gây tăng chi phí trong vấn đề hải quan. Vấn đề thứ hai đại biểu này đề cập là vấn đề trần nợ công đã sát, hơn 60% GDP. Đại biểu hỏi về giải pháp của Bộ trưởng Tài chính. 

Vấn đề nợ công cũng được đại biểu Trần Hoàng Ngân đặt ra ngay sau đó. Ông đặt vấn đề làm thế nào để vừa kiểm sát nợ công, lại vẫn phải đảm bảo nguồn vốn cho phát triển. 

Thuế ôtô nhập khẩu về 0%, áp lực hạ tầng giao thông thế nào? - 10
Nhãn

Trước khi ông Đinh Tiến Dũng bắt đầu phiên trả lời chất vấn, Trưởng ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải đã báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

Phiên trả lời chất vấn của trưởng ngành tài chính do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành.

Thuế ôtô nhập khẩu về 0%, áp lực hạ tầng giao thông thế nào? - 11

4 tư lệnh ngành và Thủ tướng trả lời chất vấn Quốc hội

- Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng

- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng

- Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn

- Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình. 

Các thành viên khác của Chính phủ có thể cùng chia lửa với các vị trưởng ngành, tùy thuộc vào vấn đề đại biểu nêu.

Trước khi kết thúc 3 ngày chất vấn, Quốc hội cũng sẽ dành 2,5 giờ cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời đại biểu Quốc hội. 

Các vấn đề được đặt ra với Bộ trưởng Tài chính

- Quản lý thuế, bao gồm: giải quyết nợ đọng thuế, thanh kiểm tra, chống thất thu thuế, chuyển giá.

- Hải quan, tập trung vào việc thực hiện để đảm bảo nền tài chính an toàn, bền vững.

- Giải pháp tăng cường quản lý nợ công an toàn, hiệu quả.

Theo Nhóm PV (Tri Thức Trực Tuyến)