Công nghệ

Sinh vật bán cơ khí - Tương lai mới của nhân loại

Từ những câu chuyện trong phim viễn tưởng, ngày nay con người có thể cấy ghép các thiết bị điện tử như chip, camera... thành bộ phận trên cơ thể mình.

Từ những câu chuyện trong phim viễn tưởng, ngày nay con người có thể cấy ghép các thiết bị điện tử như chip, camera... thành bộ phận trên cơ thể mình.

Neil Harbisson

Sinh vat ban co khi - tuong lai moi cua nhan loai hinh anh 1
Neil Harbisson trở thành người đầu tiên được Chính phủ công nhận là Cyborg. 

Harbisson là nghệ sĩ, nhạc sĩ người Anh mắc bệnh mù màu bẩm sinh. Năm 2004, sau khi biết đến công nghệ khoa học điều khiển của Adam Montandon tại trường Đại học Nghệ thuật Dartington, anh quyết định tiến hành cấy ghép con mắt điện tử trực tiếp vào hộp sọ. Để ý tưởng này trở thành hiện thực, Neil đã trải qua một loạt các ca phẫu thuật tại Barcelona hồi 12/2013.

Giờ đây, với một bộ cảm biến ăng ten ở trước trán, người nghệ sĩ này có thể “nghe” màu sắc thông qua các rung động của tần số âm thanh. Kết hợp với công nghệ không dây Bluetooth, Neil có thể “lắng nghe” bình minh từ khoảng cách nửa vòng trái đất.

Neil chia sẻ: “Bằng chiếc điện thoại di động của mình, tôi có thể kết nối với Trạm vũ trụ quốc tế NASA và cảm nhận được những màu sắc sống động ngoài không gian”.

Moon Ribas

Sinh vat ban co khi - tuong lai moi cua nhan loai hinh anh 2
Nữ nghệ sĩ 31 tuổi người Tây Ban Nha là đồng sáng lập của Cyborg Nest – tổ chức thúc đẩy khả năng của con người và Cyborg

Vừa là đồng nghiệp, vừa là bạn tốt của Harbisson, Ribas sở hữu một bộ phận cảm biến từ tính nhỏ được cấy gần khuỷu tay trái. Thiết bị này được kết nối với máy dự báo địa chấn trực tuyến. Mỗi lần có động đất xảy ra, cánh tay của Ribas cũng rung theo.

Cường độ rung tỷ lệ thuận với mức độ của trận động đất. Ribas áp dụng điều đặc biệt trên trong các tác phẩm biểu diễn khiêu vũ nghệ thuật của mình.

“Cảm giác như bạn sở hữu cùng lúc nhịp đập của hai trái tim vậy. Một là của chính bạn, và một là của Đất Mẹ”.

Amal Graafstra

Sinh vat ban co khi - tuong lai moi cua nhan loai hinh anh 3
Chàng trai đến từ Canada trở thành “siêu nhân” với năng lực đặc biệt. 

Đảm đương chiếc ghế CEO của Dangerous Minds - công ty chuyên bán bộ dụng cụ để giúp mọi người trở thành Cyborg ngay tại nhà, Graafstra là ví dụ tiêu biểu cho những sản phẩm mà hãng cung ứng.

Chỉ bằng một cái huơ tay, Amal có thể đóng - mở cửa phòng, kết nối máy tính, khởi động xe hay thậm chí là đăng nhập Facebook. Bí mật nằm ở con chip nhận dạng bằng tần số sóng vô tuyến (RFID) được cấy dưới da của anh chàng.

“Thay vì sử dụng bằng cách cầm, nắm như thường làm, tôi đưa những công cụ vào bên trong cơ thể mình. Đó là quá trình phát triển hết sức bình thường ở loài người”.

Sắp tới, Amal hy vọng sẽ kết nối RFID với tài khoản ngân hàng để có thể thực hiện các giao dịch mà không cần sự trợ giúp của điện thoại hay séc.

Jens Neumann

Sinh vat ban co khi - tuong lai moi cua nhan loai hinh anh 4
Từ một người khiếm thị, Neumann nay có thể lái xe như người bình thường với mắt điện tử.

Năm 2002, Neumann trở thành người đầu tiên trong lịch sử cấy ghép mắt điện tử - thiết bị có tên “mắt Dobelle”.

Được tạo ra bởi nhà nghiên cứu kỹ thuật y sinh - William Dobelle, mắt Dobelle thực chất là một con chip điện tử ghép trực tiếp vào não ở vùng thị giác có kết nối với camera. Nó cho phép những người khiếm thị như Neumann cảm nhận được những hình khối cơ bản.

Nhà tương lai học Richard van Hooijdonk nhận định, mắt điện tử của Neumann đã truyền cảm hứng cho những nghiên cứu do Chính phủ hậu thuẫn. Bao gồm cả việc giúp đỡ những người lính trải qua các vấn đề về tinh thần sau cuộc chiến.

Trên trang web của mình, vị giáo sư cho biết: “Công nghệ này có thể cung cấp giải pháp điều trị cho các căn bệnh khó chữa như tổn thương não, mất trí nhớ hoặc rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý”.

Nigel Ackland

Sinh vat ban co khi - tuong lai moi cua nhan loai hinh anh 5
Ackland tự ví cánh tay của mình giống với nhân vật robot trong phim “Kẻ hủy diệt”. 

Tạp chí công nghệ Wired đã nhận định cánh tay nhân tạo của Ackland là “tương lai của công nghệ phục hình”.

Sau một chấn thương dẫn đến cắt cụt cánh tay phải năm 2006, Ackland được công ty công nghệ sinh học RSL Steeper trang bị cánh tay giả với tên gọi Bebionic3. Người sử dụng thiết bị này có thể kiểm soát hành động thông qua các cơn co thắt cơ bắp.

Ackland có thể thực hiện 14 động tác phức tạp với Bebionic3, bao gồm véo ngón tay, lắc, thậm chí là giữ một quả trứng. Hiện tại, ông đang hợp tác với RSL Steeper để cải tiến thiết bị tốt hơn.

Tim Cannon

Sinh vat ban co khi - tuong lai moi cua nhan loai hinh anh 6
Tim cùng “cánh tay đắc lực” của mình trong một buổi triển lãm. 

Năm 2013, Cannon - một chuyên gia sinh học điện tử người Đức đã tự mình tiến hành cấy con chip điện tử vào tay trái mà không nhờ đến sự hỗ trợ của bác sỹ nhằm thực hiện ước mơ trở thành Cyborg. Sản phẩm có tên gọi Circadia 1.0 do chính Cannon cùng các đồng nghiệp trong công ty sáng chế ra.

Nó có khả năng ghi chép và chuyển hóa thông tin sinh trắc học gồm chuyển động, nhịp tim… sau đó gửi toàn bộ dữ liệu tới thiết bị di động hệ điều hành Android.

Không chỉ vì tò mò, Cannon còn muốn tự “tiến hóa” để khiến cuộc sống của bản thân trở nên thoải mái, dễ chịu nhất có thể.

“Nếu tôi có một ngày làm việc quá căng thẳng, Circadia sẽ gửi thông tin cho bộ xử lý của căn nhà nơi tôi ở. Nước tắm sẽ được chuẩn bị, đèn trần được điều chỉnh ảnh sáng nhằm tạo ra bầu không khí thư giãn khi tôi về nhà”.

Jerry Jalava

Sinh vat ban co khi - tuong lai moi cua nhan loai hinh anh 7
 Chiếc USB “có một không hai” trên thế giới.  

Sau tai nạn xe máy đáng tiếc năm 2009, Jerry - kỹ sư máy tính người Phần Lan buộc phải cắt bỏ đầu ngón áp út của tay trái. Anh quyết định sử dụng chiếc USB 2GB để thay thế cho sự mất mát này.

Giờ đây, mỗi khi cần thêm dung lượng lưu trữ, Jerry chỉ đưa ngón tay cắm vào  cổng USB trên máy tính.Chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn, anh cho biết: “Trước khi phì cười, những người xung quanh tôi phải mất một khoảng thời gian nhất định để làm quen với ngón tay “lợi hại” này”. 


Theo Minh Minh (Zing.vn)