Công nghệ

Ra mắt Bphone 2017, Bkav muốn gì?

Mức giá của Bphone 2017 chính là yếu tố đang được đưa ra bàn luận nhiều nhất sau sự kiện vừa qua của BKAV. Liệu mức giá "chất đến từng đồng" đó có đủ sức đưa Bphone tới thành công?

Mức giá của Bphone 2017 chính là yếu tố đang được đưa ra bàn luận nhiều nhất sau sự kiện vừa qua của BKAV. Liệu mức giá "chất đến từng đồng" đó có đủ sức đưa Bphone tới thành công?

Trong sự kiện ra mắt Bphone mới hôm 8/8, CEO Nguyễn Tử Quảng đã khiêm tốn hơn so với 2 năm về trước. Tuy nhiên, điều nhận thấy rõ nét nhất trong những phát biểu của CEO này đó là sự nhìn nhận về thất bại của Bphone và cả tập thể đều không thể lường trước hết được những vấn đề xảy ra.

Bphone 2017 được CEO Nguyễn Tử Quảng giới thiệu

Bphone 2017 được CEO Nguyễn Tử Quảng giới thiệu

Vị CEO của Bkav thừa nhận rằng chưa lường hết được những khó khăn trong năm đầu tiên ra mắt Bphone. Không ngờ lại có nhiều khó khăn như vậy. Tuy nhiên, ông cho biết, kế hoạch của Bphone là kế hoạch dài hạn, Bphone 2015 là khởi đầu cho kế hoạch này. Và CEO cũng thừa nhận rằng, vừa ra mắt không thể có thành công ngay. Thậm chí phải nhiều năm hay phải vài chục năm.

Nhưng sau sự thất bại trên, Bphone mới lại tiếp tục đi theo con đường mà thế hệ đầu đã thất bại? Chủ yếu xoay quanh vấn đề về giá.

Đầu tiên cùng nói qua về sản phẩm, có thể thấy Bphone thế hệ mới có sự thay đổi đáng kể, có thể nói rằng đó là sự lột xác trong thiết kế lẫn cấu hình. Tại sao? Bởi phiên bản Bphone 2017 được châu chuốt, kỹ càng hơn trong thiết kế so với thế hệ đầu.

Hầu như các lỗi gặp phải trong thiết kế cũ, có phần chưa tỉ mỉ, các đường góc vát chưa được hoàn thiện đều được khắc phục tốt cho phiên bản mới. Thậm chí độ hoàn thiện của thiết bị mới cao hơn rất nhiều và đẹp trong phân khúc.

Bphone 2017

Bphone 2017

Nhưng kết thúc lại, giá cả lại là điều mà người dùng hụt hẫng nhất, một mức giá được định hình bằng phiên bản Bphone 2015, tức gần 10 triệu đồng. Xét cho cùng, thiết kế tốt hơn, sự tỉ mỉ được thể hiện rõ nét trong cách tạo ra sản phẩm, cùng cấu hình cao cấp hơn rất nhiều thế hệ cũ. Nhưng xét trên phương diện chung, cùng phân khúc hiện nay, mức giá trên thực sự quá cao khi so với những sản phẩm khác. Chưa kể, yếu tố thương hiệu, yếu tố về nền tảng sinh thái của Bkav chưa thể bằng các đối thủ lớn. Tại sao vị thuyền trưởng của Bkav lại chọn mức giá trên dù biết rằng nó khó thành công?

Tại sự kiện, ngay khi công bố giá, nhiều người lắc đầu về mức giá này và cho rằng, ông Quảng vẫn còn mãi ảo tưởng về sức mạnh. Trong khi đó, có một số người khi được hỏi thì cho rằng, ông Quảng đang cố gắng chứng tỏ với thế giới rằng, mình làm được, sản phẩm của người Việt không phải chỉ là sản phẩm giá rẻ, chất lượng "xoàng xoàng" mà nó là sản phẩm đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ lớn.

Hơn nữa, cách ông Quảng nói, đây là một chiến lược dài hơi, tức rằng, ông đang ám chỉ Bphone này tiếp tục thể hiện sự quyết tâm của ông trong phân khúc cao cấp, luôn tôn chỉ hướng đi từ ban đầu đã vạch ra. Cách Bphone mới định hình ở phân khúc này để thể hiện rõ tham vọng của ông, tạo ra những sản phẩm chất lượng đúng nghĩa, thể hiện chất xám của người Việt trong đó. Ông cũng thừa nhận, không thể thành công khi vừa mới ra mắt, mà có khi phải vài năm hoặc vài chục năm. Đây cũng được xem là cách mà vị CEO truyền tải thông điệp về tương lai của Bphone,

Tại sao lại chọn phân khúc cận cao cấp?

Theo số liệu mới nhất từ GFK tính đến hết tháng 7 năm nay, phân khúc điện thoại dưới 10 triệu đồng chỉ chiếm 8,91 %. Một phân khúc không quá lớn trong tổng phân khúc điện thoại bán ra ở Việt Nam. Chưa kể, phân khúc này là nơi mà khá nhiều thương hiệu lớn đang cạnh tranh như Samsung, Oppo và một số tên tuổi mới như Vivo.

Việc lựa chọn phân khúc này cũng sẽ khiến cho sự thành công của Bphone trên phương diện doanh số là điều hoàn toàn không hề dễ chút nào. Theo số liệu mới từ Thế giới Di động, hiện tại chỉ có 653 người đặt mua máy, trong đó chỉ 147 người dùng đã cọc tiền. Đây là một con số khiêm tốn. Nhưng kỳ vọng thực sự của ông Quảng là bao nhiêu? Bkav lại chọn con đường khó khăn là làm sản phẩm cao cấp, rồi mới tính đến việc ra bản cấp thấp hơn?

Một CEO một start-up Việt rất thành công trong gọi vốn qua Facebook (thu hút được gần 50 tỷ đồng) đã thừa nhận rằng đã không thể làm smartphone như Bkav. Bởi lý do rất đơn giản, "Làm là lỗ, càng làm càng lỗ".

Như đã nói ở trên, thực ra cũng dễ hiểu cách mà Bkav đang muốn đi, đây được xem là chiến lược kinh doanh mà nhiều thương hiệu lớn thành công hiện nay đã áp dụng. Theo các chuyên gia kinh tế, chẳng hạn như BMW, Apple... họ chọn định vị sản phẩm cao cấp từ hướng đi đầu tiên để nhằm mục đích chính là tạo dựng uy tín thông qua cách truyền thông và chất lượng sản phẩm để đảm bảo cho sự phát triển theo kế hoạch dài hạn.

Cuộc đua phân khúc cận cao cấp vô cùng gian nan khi hàng loạt smartphone đến từ thương hiệu lớn có giá phải chăng và mạnh về yếu tố thương hiệu

Cuộc đua phân khúc cận cao cấp vô cùng gian nan khi hàng loạt smartphone đến từ thương hiệu lớn có giá phải chăng và mạnh về yếu tố thương hiệu

Việc Bkav lựa chọn phân khúc cao từ ban đầu thể hiện rõ bản chất rằng, CEO Nguyễn Tử Quảng không có ý định chạy đua về mặt doanh số và thừa nhận rằng, đó là kế hoạch dài hơi, Bphone mới cũng nằm trong kế hoạch đó. Tất nhiên, việc làm ra được những sản phẩm cận cao cấp như trên thì không lý nào không thể tạo ra các sản phẩm ở phân khúc tầm trung hoặc phân khúc đang quan tâm nhất hiện nay là phân khúc cận trung cấp.

Một vị đại diện nhà bán lẻ cho rằng, việc lựa chọn phân khúc cao cấp trong hướng đi của vị CEO này chắc chắn sẽ tiêu tốn không ít tiền bạc và nhận lực, thậm chí chấp nhận nhiều năm không có lãi. Nhưng nếu theo đuổi đúng với tôn chỉ từ đầu nó sẽ tạo ra những giá trị thiết thực hơn cho thương hiệu này. Đồng thời mở rộng thị trường ra từng phân khúc khác nhau một cách vững chắc.

Còn nếu muốn hạ phân khúc từ đầu, có thể sẽ đem lại cái lợi ích cho Bkav, dựa vào hệ thống bán lẻ lớn TGDĐ đủ sức để khuấy động thị trường với mức giá tốt và có lãi. Nhưng cái giá phải trả không nhỏ và có thể rơi vào việc mất kiểm soát, khó tái định vị thương hiệu và thậm chí tương lai mờ mịt. Điều này đã có thể nhìn thấy quá nhiều thương hiệu Việt xưa kia, chẳng hạn như Q Mobile, hay thậm chí là HK Phone.

Dù sao, thành công hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, Bphone 2017 sẽ chính thức bán trong tháng này. Thị trường, sức mua của người tiêu dùng và phản hồi của dư luận sẽ là câu trả lời sắt đáng nhất cho tương lai của Bphone mới.

Theo Gia Hưng (Dân Trí)