Công nghệ

Dân mạng Mỹ đã bị ông Putin "xỏ mũi dắt đi" như thế nào?

Nga có một nhóm chuyên trách sử dụng mạng xã hội để lan truyền những tin tức thất thiệt và tuyên truyền cho nước này ở Mỹ, theo báo Mỹ The Wall Street Journal.

Nga có một nhóm chuyên trách sử dụng mạng xã hội để lan truyền những tin tức thất thiệt và tuyên truyền cho nước này ở Mỹ, theo báo Mỹ The Wall Street Journal.

Một tin nhắn khác trên Twitter là một đường dẫn đưa tới hình ảnh nhà máy trên kênh truyền hình CNN. Một đường dẫn khác dẫn tới đoạn băng YouTube cho thấy tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Islam) tự xưng nhận trách nhiệm về vụ tấn công.

Nhà máy hóa chất Columbian Chemicals đã phải mất hai giờ mới có thể bác bỏ tin tức thất thiệt đó. “Tôi cho rằng sự hài hước như thế là bệnh hoạn và không đúng chỗ”, người đứng đầu văn phòng của Bộ an ninh nội địa Mỹ tại Centerville nói. “Kẻ nào đó chỉ muốn dọa nạt mọi người”.
 

Các "chuyên gia gây rối" được cho là do một nhân vật thân tín với Tổng thống Putin chỉ đạo (Ảnh: LA Times)

 
Kẻ nào đó có thể là một trong những chuyên gia gây rối của Nga. Tuần trước cây bút về công nghệ Adrian Chen lại chỉ ra một trò lừa khác trên tạp chí New York Times.

Chen kể lại phát hiện của ông về một nhóm hoạt động bí mật ở St. Petersburg, Nga, đã tung ra các tin đồn thất thiệt trên mạng, gây hoảng loạn cho cộng đồng nhỏ bé ở Louisiana nhân kỷ niệm ngày 11/9. Ông nói nhóm này là Cục nghiên cứu internet Nga, có thể do một doanh nhân thân tín với Tổng thống Nga Vladimir Putin điều khiển.

Việc chuẩn bị cho những vụ lừa đảo kéo dài nhiều tháng. Hàng chục tài khoản Twitter sử dụng các tên Mỹ giả đăng hàng trăm tin nhắn. Một số nhắm vào các tờ báo và đài phát thanh địa phương, báo động với họ về “tin tức” mới.

Nhóm này cũng tạo ra các trang mạng trông giống trang của đài truyền hình và báo ở Louisiana để đăng tải các bản tin và hình ảnh giả. Họ thậm chí tạo ra một đề mục trên Wikipedia về thảm họa ở nhà máy Columbian Chemicals để "sự kiện" bịa đặt giống với thực tế nhất có thể.
 

Đội ngũ "chuyên gia gây rối" hoạt động rất hiệu quả trên các mạng xã hội như Twitter, Facebook (Ảnh: Daily Mail)

 
Ông Chen phát hiện ra nhiều tài khoản cũng đã loan đi những tin thất thiệt về sự bùng phát dịch Ebola và việc cảnh sát bắn chết một phụ nữ da đen không vũ khí tại Atlanta.

Chen ước tính Cục nghiên cứu internet của Nga có khoảng 400 nhân viên. Một cựu nhân viên làm việc ở đây, Ludmila Savchuk, nói với Chen rằng trong ca làm 12 tiếng, cô được yêu cầu đăng 5 tin chính trị, 10 tin không chính trị và ít nhất 150 bình luận, thường là để tuyên truyền, chỉ trích chính phủ Mỹ và Ukraine.

Các “chuyên gia gây rối” của Nga đôi khi giả làm một người Mỹ có quan điểm bảo thủ hoặc tự do trên các trang tin tức của Mỹ, tạo ra ấn tượng sai lầm rằng đó là ý kiến từ dư luận.

Wall Street Journal nói ông Putin bắt đầu tập trung vào internet từ năm 2011, sau khi các đối thủ chính trị sử dụng Twitter và những mạng xã hội khác tổ chức biểu tình chống chính phủ. Năm ngoái, ông Putin còn nói internet là “một dự án của CIA”.

Gilad Lotan, một chuyên gia về dữ liệu ở Betaworks, đã phân tích các bình luận giả mạo và kết luận rằng hiện giờ những tin thất thiệt chưa thể lan xa vì các "chuyên gia gây rối" của Nga không nhận được sự quan tâm của người Mỹ.

“Họ đã chuẩn bị và thực hiện rất kỹ lưỡng, nhưng vẫn không thể tấn công hệ thống và khiến các tin đồn ăn sâu bén rễ”, Lotan kết luận.

Theo Chiêu Văn (MASK Online)