Công nghệ

Coi chừng mất tiền oan vì các ứng dụng Prisma giả mạo

Dù chỉ mới xuất hiện trên Google Play vào sáng ngày 25/7, tuy nhiên đã có khá nhiều ứng dụng Prisma ăn theo và giả mạo để moi tiền người dùng. Làm cách nào để phân biệt?

Dù chỉ mới xuất hiện trên Google Play vào sáng ngày 25/7, tuy nhiên đã có khá nhiều ứng dụng Prisma ăn theo và giả mạo để moi tiền người dùng. Làm cách nào để phân biệt?

Prisma trên Google Play
Ứng dụng Prisma chuẩn trên Google Play
 

Sau vài ngày thử nghiệm, cuối cùng phiên bản chính thức của Prisma đã có mặt trên Google Play vào sáng sớm ngày 25/7 (theo giờ Việt Nam), cho phép người dùng tải về và cài đặt. Tuy nhiên, nếu tìm kiếm từ khóa "Prisma" trên kho ứng dụng, bạn sẽ rất khó để tìm được phiên bản "chính chủ", thay vào đó đa số đều là các ứng dụng giả mạo hoặc ăn theo.

Dưới đây là một số cách để bạn nhận diện ứng dụng Prisma "chính chủ", tránh bị mất tiền oan uổng hoặc cài đặt nhầm các phần mềm độc hại.

Ứng dụng Prisma "chính chủ" được phát triển bởi Prisma Labs, Inc và thông tin liên hệ nằm ở cuối trang là [email protected], nếu nó đến từ một nhà phát triển khác, bạn hãy bỏ qua ngay lập tức.

Prisma giả mạo

Nhiều người dùng cho biết, sau khi cài đặt các ứng dụng giả mạo, họ không thể sử dụng được đầy đủ tính năng hoặc phải trả phí để mở khóa các bộ lọc màu. Theo thử nghiệm của người viết, trên Google Play có khá nhiều ứng dụng giả mạo cùng tên như Prisma, Prizma hay Prisma for art…

Prisma fake

Sau khi cài đặt thử vào máy, đa số các ứng dụng giả mạo đều hiển thị quảng cáo ngay từ bước đầu tiên, yêu cầu người dùng nhấp Install để tải thêm các phần mềm khác, hoặc sẽ bị đơ ngay từ bước chọn hiệu ứng.

Bạn đọc quan tâm có thể tải ứng dụng Prisma "chính chủ" cho Android tại đây và cho iOS tại đây.

Theo Trịnh Nguyễn Minh Hoàng (Vnreview.vn)