Công nghệ

Apple kiện Samsung và hệ lụy cho cả ngành công nghệ

Cuộc chiến pháp lý giữa 2 gã khổng lồ công nghệ này sẽ tác động mạnh mẽ đến tương lai của luật sáng chế và đổi mới.

Cuộc chiến pháp lý giữa 2 gã khổng lồ công nghệ này sẽ tác động mạnh mẽ đến tương lai của luật sáng chế và đổi mới.

Vài thẩm phán khác lại yêu cầu Táo khuyết phải đưa ra được bằng chứng cho yêu sách của mình, rằng thiệt hại của họ bằng với toàn bộ lợi nhuận Samsung có được từ việc bán sản phẩm, chứ không riêng những chi tiết phần ngoài bị coi là sao chép.

Tranh chấp giữa 2 tên tuổi này xoay quanh số tiền 399 triệu USD bắt nguồn từ vụ kiện năm 2011. Tòa án xét xử cấp thấp cho rằng, Samsung đã vi phạm ba bằng sáng chế của Apple, gồm màn hình chữ nhật iPhone với 4 góc bo tròn, khung kim loại bao quanh máy, màn hình chính với các ứng dụng sắp xếp theo dạng lưới.

Số tiền nộp phạt là tổng lợi nhuận mà hãng điện thoại Hàn Quốc kiếm được từ 11 dòng điện thoại mà tòa án cho rằng họ đã ăn cắp thiết kế iPhone. Nhưng Samsung phải trả chính xác bao nhiêu tiền cho Apple thì toà vẫn chưa quyết định.

Apple kien Samsung va he luy cho ca nganh cong nghe hinh anh 1
11 dòng điện thoại mà toà án cho rằng Samsung đã ăn cắp thiết kế iPhone. Ảnh:Buzzfeed.

Samsung đã cố gắng thuyết phục tòa án tối cao rằng họ không đáng phải nộp lại toàn bộ lợi nhuận kiếm được, trong khi chỉ có vài chi tiết các dòng sản phẩm của họ giống iPhone.

Trong khi đó, tòa án tối cao xử lý vụ việc dựa theo bộ luật có nội dung: bên vi phạm bản quyền thiết kế có trách nhiệm trả lại toàn bộ lợi nhuận từ việc bán được "mặt hàng sản xuất" (article of manufacture).

Những tranh cãi nổ ra ở câu từ trong văn bản luật này. Thực tế, tòa án có thể quyết định "mặt hàng sản xuất" là vài bộ phận cấu thành hay cả một chiếc điện thoại.

Về phần mình, Apple lập luận rằng, thiết kế iPhone không đơn thuần để trang trí - khía cạnh có thể tách ra khỏi chiếc điện thoại. Ngay từ khi trình làng, iPhone là sản phẩm mang tính cách mạng. Thiết kế của nó chính là biểu tượng thành công của dòng sản phẩm này.

Chánh án John Roberts vặn hỏi luật sư Apple về "mặt hàng sản xuất". Ông cho rằng bản quyền thiết kế chỉ nên áp dụng với những chi tiết bên ngoài của máy, chứ không phải những thứ bên trong như chip hay bo mạch. Roberts cho rằng khoản tiền Samsung phải đền cho Apple, nếu có, cũng không cần phải là toàn bộ lợi nhuận họ kiếm được từ 11 loại smartphone trên.

Apple kien Samsung va he luy cho ca nganh cong nghe hinh anh 2
Tòa án thụ lý vụ kiện giữa Apple và Samsung. Ảnh: Financial Times.

Về phần Samsung, công ty cho rằng ngay từ tòa án cấp dưới, bồi thẩm đoàn đã có vấn đề trong cách nhìn nhận sự việc.

Hãng điện tử Hàn Quốc lập luận bồi thẩm đoàn chỉ nên xem xét số tiền phạt dựa trên giá trị kinh tế của từng chi tiết trong sản phẩm, chứ không phải nếu sai phạm xảy ra thì Apple sẽ được hưởng toàn bộ lợi nhuận.

Bồi thẩm viên Sonia Sotomayor nói: "Người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định mua một chiếc smartphone nào đó khi ưng ý vẻ ngoài của nó như cạnh tròn, viền mỏng...". Trong khi bồi thẩm viên Ruth Bader Ginsburg yêu cầu Samsung làm rõ, bồi thẩm đoàn phải làm cách nào để xác định giá trị những chi tiết vi phạm bản quyền khi các bộ phận này không được bán riêng, đồng thời giá trị sản phẩm là sự cấu thành đồng bộ các chi tiết chứ không phải là những bộ phận tách rời.

Bộ Tư pháp Mỹ cũng xuất hiện tại phiên tòa, tuyên bố không ủng hộ bên nào nhưng mong muốn cách tiếp cận vụ việc thật đa dạng. Theo luật sư chính phủ, các thẩm phán phải linh động đọc thêm nhiều văn bản về bản quyền thiết kế, xác định được tầm quan trọng các chi tiết thiết kế đối với sản phẩm.

Sự việc được mở rộng xem xét trên những trường hợp trước đây, như một vụ án liên quan đến chiếc Volkswagen Beetle. Trong lần đó, bộ tư pháp cho rằng các chuyên gia trong ngành có thể được mời đến đánh giá ảnh hưởng thiết kế đến quyết định mua sản phẩm của khách hàng, cùng với tham khảo các cuộc khảo sát người dùng trước đó.

Apple kien Samsung va he luy cho ca nganh cong nghe hinh anh 3
Thiết kế các ứng dụng dạng lưới cũng nằm trong khoản mà Apple tố cáo Samsung đã ăn cắp của họ. Ảnh: Ars Technica.

Những gã công nghệ khổng lồ như Facebook, Google, Dell và eBay đều ủng hộ Samsung. Họ cho rằng lập trường của Apple đang "lệch ra khỏi bước đi của công nghệ hiện đại".

Bồi thẩm viên Stephen Breyer thẳng thừng yêu cầu Apple giải thích lý do tại sao họ cho rằng công ty Hàn Quốc phải làm theo bản án mà họ đưa ra.

Samsung và các bên ủng hộ lập luận rằng một chiến thắng cho Apple có thể dẫn tới viễn cảnh phi lý, trong đó các công ty chỉ cần lấy lại những chi tiết thiết kế nhỏ nhoi từ doanh nghiệp khác cũng phải chịu mất toàn bộ lợi nhuận. Điều này giống như việc một hãng xe hơi phải trả toàn bộ phần lãi chỉ vì sao chép thiết kế chỗ đựng tách ở ghế sau một dòng ô tô của hãng khác.

Công ty Hàn Quốc lo ngại một phán quyết có lợi cho Apple sẽ trở thành tiền lệ cho những cuộc kiện tụng không đáng có trong tương lai, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, nơi những sản phẩm được cấu thành bởi hàng ngàn chi tiết, bộ phận khác nhau.

Apple kien Samsung va he luy cho ca nganh cong nghe hinh anh 4
Cuộc chiến pháp lý giữa 2 tên tuổi này vẫn chưa có hồi kết. Ảnh: Bargainteers.

Đến lượt mình, Apple tuyên bố hơn 100 chuyên gia thiết kế đến từ nhiều hãng, bao gồm cả Calvin Klein và Alexander Wang đều ủng hộ họ. Táo khuyết kêu gọi toà cần phải xem xét kỹ rằng thiết kế một sản phẩm cũng chính là đại diện cho toàn bộ sản phẩm đó trong tâm trí người tiêu dùng.

Điều duy nhất mà cả Samsung lẫn Apple đều đồng thuận là họ luôn phải đối mặt với sự giám sát quá mức bởi các cơ quan chính phủ trên toàn thế giới.

Hồi tháng 8, cơ quan điều hành Liên minh châu Âu đã phán quyết Ireland truy thu 14,5 tỷ USD tiền thuế từ Apple, trong khi Samsung phải khốn đốn với sự cố của Note 7. Cục hàng không liên bang Mỹ không cho phép hành khách mang theo hay ký gửi bất kỳ chiếc Note 7 nào. Nhiều vụ cháy nổ tiếp tục xảy ra khiến công ty Hàn Quốc cuối cùng phải tuyên bố khai tử dòng sản phẩm này.

Vụ kiện hiện tại vẫn chưa kết thúc.

Theo Đại Việt (Zing.vn)