Sức khỏe

Sinh bệnh vì “yêu” quá đà

Vợ chồng tôi lấy nhau được hơn một năm nhưng vẫn chưa có con. Tôi rất lo lắng vì bố chồng tôi mắc bệnh nan y muốn được nhìn thấy cháu nội trước khi ông nhắm mắt.

Vợ chồng tôi lấy nhau được hơn một năm nhưng vẫn chưa có con. Tôi rất lo lắng vì bố chồng tôi mắc bệnh nan y muốn được nhìn thấy cháu nội trước khi ông nhắm mắt. Chính vì thế mà chúng tôi quyết tâm có con càng sớm càng tốt. Ba tháng trở lại đây, gần như không ngày nào chúng tôi không “quan hệ” từ 1-2 lần.
Ngày cuối tuần có khi đến 3 lần mà vẫn không thấy “2 vạch”.  Chồng tôi thì dạo này hay kêu mệt, da dẻ xanh xao. Tôi phải làm sao bây giờ?

Khánh Tâm (Hưng Yên)

Rất thông cảm với thái độ nôn nóng muốn có con để làm yên lòng bố chồng trước khi ông cụ nhắm mắt của hai bạn. Tuy nhiên, các bạn cần biết “dục tốc bất đạt”, nhất là trong chuyện con cái.

Điều cần thay đổi ngay chính là việc các bạn không nên quan hệ liên tục và quá nhiều lần trong một ngày vì trong mỗi lần xuất tinh, có khoảng 2 - 4 triệu tinh dịch được đưa ra khỏi cơ thể. Nếu người chồng xuất tinh liên tục trong một ngày thì những lần xuất tinh sau sẽ có rất ít những tinh trùng khỏe mạnh.

Ngoài ra, bạn cũng nên nghĩ đến sức khỏe của ông xã. Như bạn đã nói, thời gian này chồng bạn hay kêu mệt mỏi, da xanh xao một phần cũng do nguyên nhân anh ấy hao hụt tinh khí quá nhiều.     Bạn nên biết, trong mỗi mililít tinh dịch có khoảng 150mg kẽm. Mỗi lần quan hệ tình dục, người đàn ông tiết ra 2 - 6ml tinh dịch, tương đương với sự tiêu hao 300 - 900mg kẽm. Trong khi đó, lượng kẽm trong cơ thể một người đàn ông nặng 60 kg chỉ có 1,5 gr. Như vậy việc xuất tinh liên tục sẽ làm hao hụt nghiêm trọng chất này.

Kẽm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Kẽm liên quan trực tiếp đến các hoạt động tổng hợp enzyme, chuyển hóa axít mucleic, tổng hợp protein và phân chia tế bào. Thiếu kẽm, lá lách và tuyến ức giảm trọng lượng, tuyến ức teo đi, giảm số lượng tế bào Lympho nhỏ ở máu ngoại vi và giảm khả năng miễn dịch, dẫn đến dễ mắc bệnh. Ngoài ra, tinh dịch có chứa một lượng lớn chất kháng sinh giống với penicillin, đó là plasminogen. Plasminogen trong tinh dịch có thể tiêu diệt khuẩn cầu, liên cầu và tác nhân gây bệnh khác. Chính vì vậy, việc tinh dịch mất đi quá nhiều chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh.

Theo BS Liên Hồng (Giadinh.net.vn)