Sức khỏe

"Đèn đỏ" 2 lần trong tháng cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xuất huyết âm đạo bất thường, phổ biến nhất là tình trạng ra máu giữa chu kỳ, dấu hiệu nhiều bệnh như viêm cổ tử cung, polyp tử cung hoặc u xơ tử cung.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xuất huyết âm đạo bất thường, phổ biến nhất là tình trạng ra máu giữa chu kỳ, dấu hiệu nhiều bệnh như viêm cổ tử cung, polyp tử cung hoặc u xơ tử cung.
 

Ảnh minh họa: China News.

Theo China News, chu kỳ kinh nguyệt bình thường xuất hiện mỗi tháng một lần nhưng một số phụ nữ bị "đèn đỏ" mỗi tháng đến 2 lần, mỗi đợt cách nhau khoảng 14 ngày với lượng máu ra không bằng nhau. 

Có nhiều nguyên nhân gây xuất huyết âm đạo bất thường. Trong đó hiện tượng xuất huyết giữa chu kỳ là nguyên nhân phổ biến nhất, trong một số trường hợp đây có thể là dấu hiệu của các bệnh như viêm cổ tử cung, polyp tử cung hoặc u xơ tử cung. Nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần, bạn nên đi khám phụ khoa để loại trừ nguyên nhân bệnh lý.

Xuất huyết giữa chu kỳ là hiện tượng máu ra trước và sau khi rụng trứng, Đông y lý giải đây là "vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển từ âm sang dương của chu kỳ kinh nguyệt". Bệnh nhân nghỉ ngơi đầy đủ và tình trạng này chỉ xảy ra ngẫu nhiên từ một đến hai tháng thì có thể điều trị dứt điểm. Song nếu bệnh nhân không nghỉ ngơi đủ hoặc không điều trị triệt để căn nguyên bệnh thì sẽ dẫn đến xuất huyết ngày càng nhiều, dần dần gây chảy máu tử cung.

Dấu hiệu nhận biết xuất huyết giữa chu kỳ như sau:

- Mỗi tháng có 2 đợt xuất huyết xảy ra trước và sau khi rụng trứng. Thời gian rụng trứng được xác định vào khoảng 14 ngày trước khi hành kinh.

- Xuất huyết lượng không nhiều, ít hơn bình thường, dừng sau khoảng từ 2 đến 3 ngày, đôi lúc có màu giống như cà phê.

- Có thể kèm theo đau bụng, giống như lúc hành kinh, còn gọi là "đau bụng rụng trứng", thường chỉ kéo dài vài giờ.

Nguyên nhân phổ biến gây xuất huyến giữa chu kỳ là áp lực học tập hoặc công việc quá căng thằng, khiến mất cân bằng nội tiết tố. Theo Đông y, bệnh này đa số liên quan đến tình trạng "thiếu âm ở kỳ rụng trứng". Đến chu kỳ hàng tháng cơ thể phụ nữ sẽ chuyển từ âm sang dương, nếu đủ âm thì mới chuyển sang dương được, nếu thiếu âm sẽ không thể chuyển hóa. Khi ấy bắt buộc khí huyết phải dùng lực kích thích sự chuyển hóa từ âm sang dương nên ảnh hưởng đến chức năng dự trữ máu của tử cung, dẫn đến xuất huyết.

Chữ "thận" trong Đông y và Tây y biểu thị 2 hàm nghĩa khác nhau. Trong Đông y, "thận" bao gồm các chức năng như trữ tinh, sinh tủy, chuyển hóa bài tiết nước. Khái niệm "thận hư" nghĩa là các chức năng này bị suy yếu. Thận hư bao gồm thận âm hư và thận dương hư. Người bị thận âm hư xuất hiện các triệu chứng khô miệng, khó chịu, mất ngủ. Bệnh nhân bị thận dương hư cảm thấy thiếu sức sống, ớn lạnh, mệt mỏi và suy nhược.

Hiện tượng xuất huyết giữa chu kỳ có thể trị khỏi bằng thuốc Đông y. Bệnh là do thận dương không nhuận nên muốn trị liệu cần nuôi dưỡng thận dương. Thể chất mỗi người khác nhau nên có những triệu chứng khác nhau, một số người còn kèm đau bụng dưới, bác sĩ khi kê thuốc phải dựa trên thể trạng mỗi cá nhân mà có liều lượng phù hợp. 

Theo Trần Ngoan (VnExpress.net)