Sức khỏe

"Chú lính" quá nhạy cảm cũng là bệnh

Hiện tượng này khác với chứng rối loạn cương dương. Đó là khi cơ thể không cần có những ý tưởng nóng bỏng mà vẫn có phản ứng. Bác sĩ gọi đó là “hội chứng sinh dục không yên” (RGS), xảy ra khi cơ thể bị kích thích khi không hề có khao khát tính dục.

Hiện tượng này khác với chứng rối loạn cương dương. Đó là khi cơ thể không cần có những ý tưởng nóng bỏng mà vẫn có phản ứng. Bác sĩ gọi đó là “hội chứng sinh dục không yên” (RGS), xảy ra khi cơ thể bị kích thích khi không hề có khao khát tính dục.

Làm cách nào để nhận biết RGS?

Nếu chú lính bị nhói giật, ngứa ngáy, nhạy cảm và muốn “biểu tình” trong những thời điểm mà bạn hoàn toàn đang rất vô tư, không manh nha ý nghĩ nóng bỏng nào, bạn có khả năng đã bị RGS.

“Những người đàn ông chúng tôi điều trị nói rằng anh ta luôn ở trạng thái ‘lên đỉnh’, nhưng hoàn toàn không có kích thích nào”, giáo dư Tobias Köhler, Đại học Y Southern Illinois (Mỹ) cho biết.

 
 
Ngoài ra, hội chứng này còn có những biểu hiện đa dạng khác. Ví dụ những cử động nhẹ, thường ngày như ngồi ghế, chạy xe đạp, có động chạm đôi chút vào vùng cấm địa thì chú lính cũng… mất bình tĩnh ngay. Có lúc bạn chỉ đang nằm, ngồi xem tivi. Những người mắc chứng này cho biết họ cực kỳ lo lắng và khó chịu chứ không hề cảm thấy khoái cảm một chút nào khi chú lính phấn khích theo cách đó. Và khi đã “vào thế”, họ bắt buộc phải tự xử lý để giải thoát mình thoát khỏi trạng thái trên.

Điều gì gây nên RGS?

RGS xảy ra với khoảng 1% phụ nữ, và từng được biết tới trên một số ít đàn ông. Tuy nhiên số liệu thực ở nam giới có thể nhiều hơn như vậy bởi họ không chú ý hoặc tự cho rằng mình có “khả năng” quá mạnh.

Y học hiện nay chưa xác định được nguyên nhân thực sự gây nên GRS. Các chuyên gia chỉ đoán định có một bất thường trong dây thần kinh đã truyền tín hiệu kích thích sai xuống vùng cấm địa, có khả năng tín hiệu thần kinh ở chú lính của người bệnh đã bị rối loạn.

Cũng có một vài sự liên quan giữa GRS và “hội chứng chân không yên” - một rối loạn tâm thần gây nên đau nhói hoặc cảm giác chân bị kéo đi.

Tác hại của RGS?

Dù chưa có tác động tiêu cực cụ thể nào lên sức khỏe do RGS gây ra với bệnh nhân, nhưng triệu chứng này lại tác động đến tâm lý khá lớn. Quý ông cũng gặp không ít tình huống khó xử, rắc rối với chú lính mất trật tự này. Do đó, nếu rối loạn cảm giác xảy ra ở mức thường xuyên, nó sẽ ảnh hưởng thực sự đến đời sống xã hội của bạn.

Chữa trị RGS?

Chưa có cách chữa trị hiệu quả. Hiện người ta đang thử nghiệm một loại thuốc chống trầm cảm được gọi là chất ức chế hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) có tác dụng làm giảm ham muốn, khó cương cứng mà người bệnh có thể dùng. Ngoài ra, những loại thuốc điều trị tâm lý khác để trị “chứng chân không yên” và Parkinson cũng được báo cáo là cho kết quả tốt.

Nhiều thử nghiệm mới đang được tiến hành trên các trường hợp riêng lẻ. Hội chứng rối loạn này cần được cả giới chuyên gia lẫn những người có liên quan chú ý nhiều hơn để xác định được nguồn gốc và có phương pháp điều trị hiệu quả thực sự.

Theo Lan Thảo (Pháp Luật TPHCM)