Giải trí

The Face: Đeo lens, kẻ chân mày, tô son vẫn là mặt mộc?

Sau khi tập một chương trình Gương mặt thương hiệu (The Face) được phát sóng, đã có không ít khán giả thắc mắc tại sao các thí sinh vẫn trang điểm trong phần thử thách mặt mộc.

Sau khi tập một chương trình Gương mặt thương hiệu (The Face) được phát sóng, đã có không ít khán giả thắc mắc tại sao các thí sinh vẫn trang điểm trong phần thử thách mặt mộc.

Mặt mộc: Thử thách đáng sợ

Thử thách đầu tiên ở cả 2 phiên bản tương đối giống nhau, các thí sinh được yêu cầu xoá bỏ lớp trang điểm và để gương mặt tự nhiên để chụp ảnh.

Tuy nhiên, khi theo dõi chương trình The Face Việt Nam, không ít khán giả phát hiện nhiều thí sinh vẫn đeo kính dãn tròng, kẻ chân mày, tô son và đánh phấn.

Điều này khiến cho mục đích chủ đạo của thử thách mặt mộc là bắt lấy khoảnh khắc tự nhiên nhất của các thí sinh phần nào bị sai lệch.

Giải thích về điều này, đại diện công ty tổ chức chương trình Cát Tiên Sa khẳng định tại phiên bản gốc, các thí sinh nữ vẫn được cho phép giữ lại một lớp trang điểm mỏng, chuốt mascara và tô son hồng để tươi tắn hơn khi lên hình. Họ không để gương mặt mộc 100%.

The Face: Deo lens, ke chan may, to son van la mat moc? hinh anh 1
Thử thách mặt mộc của các thí sinh The Face phiên bản nước ngoài. Ảnh:Independent.

Chính vì thế, khi áp dụng format chương trình vào The Face Việt Nam, nhà tổ chức quyết định cho các thí sinh được trang điểm nhẹ khi bước vào thử thách chụp ảnh mặt mộc.

Điểm khác biệt thứ 2 chính là ở phiên bản Anh, các thí sinh chỉ có một cơ hội duy nhất để bắt khoảnh khắc do họ tự chuẩn bị từ trước. Tại Việt Nam, quy định này có phần không nhất quán.

Ban đầu, nhà tổ chức đưa ra thử thách thể hiện 3 sắc thái cảm xúc vui vẻ, giận dữ và sợ hãi trong khoảng thời gian cố định là 5 phút đối với từng thí sinh. Tuy nhiên, xuyên suốt thử thách, các cô gái được yêu cầu thể hiện thêm nhiều biểu cảm khác như sắc thái sống động (ở trường hợp Quỳnh Mai), hay biểu cảm quyến rũ, nữ tính (Nguỵ Thiên An).

The Face: Deo lens, ke chan may, to son van la mat moc? hinh anh 2
Thí sinh Quỳnh Mai được đánh giá cao với biểu cảm sống động trong thử thách mặt mộc.

Selfie: Thử thách chưa từng có

Điểm khác biệt lớn tiếp theo chính là ở phiên bản Việt Nam có thêm phần thi chụp ảnh selfie, do ca sĩ Tóc Tiên làm người hướng dẫn kiêm giám khảo. Trong thử thách này, các thí sinh phải thực hiện một bức ảnh selfie đẹp nhất cùng điện thoại thông minh, kết hợp với phần mềm Beautify, cho phép chụp hình trong mọi điều kiện ánh sáng.

Các thí sinh có thể chụp rất nhiều bức hình. Dựa vào đó, giám khảo Tóc Tiên sẽ lựa chọn ra thí sinh có bức ảnh selfie đẹp nhất để trao giải.

Theo tiêu chí chấm điểm, bức ảnh đoạt giải phải hội tụ được cả 3 đặc điểm là dung hoà ánh sáng, lựa chọn bố cục và biểu cảm gương mặt. Có thể thấy, những tiêu chí này hoàn toàn đi ngược lại với thử thách đầu tiên là để mặt mộc và chụp ảnh không chỉnh sửa nhằm thể hiện vẻ đẹp tự nhiên nhất của các thí sinh.

The Face: Deo lens, ke chan may, to son van la mat moc? hinh anh 3
Chúng Huyền Thanh - thí sinh đoạt giải nhất trong thử thách chụp ảnh selfie.

Chính vì thế, thử thách này bị nhiều khán giả đánh giá là đi lệch định hướng so với The Face phiên bản gốc, vì không đi đôi với mục đích của chương trình là tìm ra người mẫu có tố chất trở thành đại diện nhãn hàng, thương hiệu.

Việc chương trình trao giải cho tấm ảnh selfie đẹp đến từ thí sinh được cho là có “góc mặt mập” nhất chương trình cũng bị nhiều người than phiền là cổ xuý cho lối “sống ảo” trên mạng xã hội của nhiều bạn nữ.

Tuy nhiên, đại diện Cát Tiên Sa giải thích sở dĩ chương trình lựa chọn thử thách chụp ảnh selfie vì The Face là cuộc thi tìm kiếm gương mặt đại diện thương hiệu, mà chiếc điện thoại các thí sinh sử dụng là cái tên được chọn đầu tiên vì đã đồng hành cùng chương trình ngay từ những lần đầu phát sóng.

Do đó, với việc thể hiện khả năng chụp ảnh selfie, các thí sinh sẽ phần nào chứng minh rằng họ có thể dùng chính năng lực của bản thân để nêu bật lên điểm mạnh của thương hiệu mà họ đang đại diện.

Cuộc gặp gỡ quyết định trong phòng kín

Ở phiên bản The Face do siêu mẫu Naomi Campbell làm nhà sản xuất, các huấn luyện viên sẽ ngồi trong phòng kín, xem xét kỹ lưỡng 2 bức ảnh mặt mộc và đời thực của từng thí sinh, trước khi đối mặt trực tiếp với họ và đưa ra quyết định sẽ đưa ai về đội của mình.

Trong căn phòng này, từng thí sinh sẽ bước đến đứng sau một bức màn mỏng để nghe các giám khảo đánh giá về khả năng trở thành gương mặt đại diện của họ, và bước ra ngoài nhận kết quả cuối cùng từ 3 vị giám khảo quyền lực.

The Face: Deo lens, ke chan may, to son van la mat moc? hinh anh 4
3 vị giám khảo trong căn phòng kín ở chương trình The Face phiên bản Anh. Ảnh:Independent.

Trong khi đó, ở phiên bản Việt Nam, cả 25 thí sinh cùng xuất hiện trước mặt 3 vị giám khảo quyền lực. Cả 3 lần lượt đưa ra sự lựa chọn của mình bằng cách gọi tên từng thí sinh mà họ yêu thích. Nếu huấn luyện viên khác cũng thích thí sinh đó và muốn chọn về đội của họ thì quyền quyết định cuối cùng sẽ thuộc về thí sinh.

Với format như trên, phần quyết định này chính là nơi diễn ra nhiều màn tranh giành thí sinh giữa các huấn luyện viên, mà trong tập một vừa được ra mắt, khán giả đã được chứng kiến màn đấu khẩu - đấu mắt giữa Hoa hậu Phạm Hương và Hoa khôi Lan Khuê.

Chính vì vậy, vòng tuyển chọn thí sinh của The Face phiên bản Anh chỉ được gói gọn trong tập đầu, các cô gái bị loại trực tiếp ở mỗi vòng thi.  Ở Việt Nam, vòng sơ tuyển để đến với ngôi nhà chung sẽ được kéo dài đến tập thứ 2.

Cũng với lý do đó, 15 cô gái được tuyển chọn sau tập một vẫn phải đối mặt với một thử thách “đau tim”. Có 3 người trong số họ sẽ phải ngậm ngùi rời khỏi cuộc đua nếu không vượt qua được những thử thách trong tập 2.
 

Theo Hải Yến (Zing.vn)