Giải trí

Thanh Lam nói ca sĩ miền Nam "chẳng học hành gì vẫn nổi tiếng", Vũ Hà: Đúng với một số ca sĩ

Vũ Hà cho rằng việc Thanh Lam nhận xét về một số ca sĩ miền Nam chỉ nổi nhờ truyền thông không hẳn là sai...

Vũ Hà cho rằng việc Thanh Lam nhận xét về một số ca sĩ miền Nam chỉ nổi nhờ truyền thông không hẳn là sai...

Sau phát ngôn cho rằng nhiều ca sĩ miền Nam không được học hành mà vẫn nổi tiếng nhờ truyền thông, Thanh Lam đang là cái tên khiến nhiều nghệ sĩ phía Nam "khó chịu".

Tuy nhiên, ca sĩ Vũ Hà tỏ ra khá bình thản trước nhận định của Thanh Lam. Anh cho rằng ý kiến của Thanh Lam không hoàn toàn sai:

"Tôi không rõ toàn bộ câu nói của Thanh Lam là như thế nào nên không thể đánh giá là chị ấy nói đúng hay nói sai được. Nếu chỉ đọc mấy chữ trên tít bài mà đánh giá thì rất phiến diện.

Nhưng theo ý của tôi, nhận xét này của Thanh Lam đúng với một số ca sĩ trẻ nổi tiếng khi tham gia các chương trình gameshow. Nó chỉ không ổn nếu áp dụng câu nói đó với các ca sĩ gạo cội".

Thanh Lam nói ca sĩ miền Nam chẳng học hành gì vẫn nổi tiếng, Vũ Hà: Đúng với một số ca sĩ - Ảnh 1.

"Ý kiến của Thanh Lam không sai, nhưng cần tìm hiểu kỹ".

Theo lời ca sĩ Vũ Hà, việc được đào tạo từ trường lớp không làm nên đẳng cấp thực sự của 1 người ca sĩ, nó chỉ giúp ca sĩ có kiến thức, có căn bản để xử lý một bản nhạc mà thôi:

"Nói về học thuật, tôi cho rằng ý kiến này chưa chắc đã đúng. Theo quan điểm của tôi, một ca sĩ hát có hay hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất giọng, mà cái này là do trời phú.

Một ca sĩ thực thụ, một ca sĩ hát hay là người mà khi cất tiếng hát có thể đem đến cảm xúc cho khán giả, có thể chạm tới trái tim của khán giả.

Việc học hành là cần thiết, rất cần thiết, nhưng không phải cứ "có học hành" là có thể thành ca sĩ và có thể hát hay.

Thanh Lam nói ca sĩ miền Nam chẳng học hành gì vẫn nổi tiếng, Vũ Hà: Đúng với một số ca sĩ - Ảnh 2.

"Nhiều người được đào tạo bài bản từ trường lớp nhưng chỉ là thợ hát".

Rất nhiều người được đào tạo từ trường lớp, nhưng họ chỉ là những thợ hát, họ chỉ hát bằng kỹ thuật chứ không chạm tới cảm xúc của khán giả. Bởi trường lớp chỉ đào tạo cho người ta kỹ thuật, cách xử lý chứ không đào tạo được cảm xúc và cái chất giọng thiên phú".

Chia sẻ thêm về quan điểm "Bolero ngày nay như cái mỏ, các ca sĩ nhảy vào khai thác hết rồi, khiến nó bị bào mòn", Vũ Hà cũng ủng hộ ý kiến của Thanh Lam:

"Câu nói này cũng không có gì sai cả. Giống như 1 miếng bánh, nhiều người cùng "xâu xé" thì nó sẽ nát vụn. Nhưng người nghệ sĩ thực sự họ sẽ biết khả năng, tài năng của họ như thế nào để quyết định việc có hay không hòa mình vào dòng chảy của nhạc Bolero.

So với những dòng nhạc hiện tại, Bolero vẫn hay và có sức hút riêng của nó. Thực sự, nếu có những bài hát thuộc dòng nhạc khác mà nó hay hơn và có sức hút hơn những ca khúc Bolero từ thập niên 90 trở về trước, chẳng có lý gì mà ca sĩ chúng tôi không hát. 

Bởi vì chẳng có ca khúc nào hay hơn, mới hơn nên chúng tôi mới hát lại những ca khúc Bolero đó".

Theo Thảo Nguyên (Soha/Trí Thức Trẻ)