Giải trí

Phải mất 30 năm, Chân Tử Đan mới ngộ ra bài học đắt giá cả đời từ cú đấm của Lý Liên Kiệt

Sau này, khi luận bàn về võ học, Chân Tử Đan thường nhắc lại câu nói của Lý Tiểu Long: "Căn bệnh lớn nhất của con người là tự mãn".

Sau này, khi luận bàn về võ học, Chân Tử Đan thường nhắc lại câu nói của Lý Tiểu Long: "Căn bệnh lớn nhất của con người là tự mãn".

Năm 15 tuổi, Lý Liên Kiệt và Chân Tử Đan gặp nhau khi cùng lên núi vái Ngô Bân làm sư phụ. Tuy nhiên, "đầu vào" của hai người hoàn toàn khác nhau. 

Phải mất 30 năm, Chân Tử Đan mới ngộ ra bài học đắt giá cả đời từ cú đấm của Lý Liên Kiệt - Ảnh 1.

Chân Tử Đan ngông cuồng ở tuổi 15.

Tại trường võ thuật Thập Bát Hải, Chân Tử Đan là học viên ngoài Trung Quốc đại lục đầu tiên. Anh cũng thường xuyên tự nhận là người Mỹ lại có mẹ nổi tiếng nên thường hay ngạo mạn. 

Nhiều khi Chân Tử Đan còn ngông cuồng không coi trọng của sư phụ, thường xuyên làm mất lòng nhiều anh em bởi tính hiếu thắng.

Còn Lý Liên Kiệt, anh phải vượt qua 1.000 học viên để được bái Ngô Bân làm sư phụ. Lý Liên Kiệt được bạn bè quý mến bởi tính tình điềm đạm, chịu thương chịu khó. Xuất phát điểm của Lý Liên Kiệt cũng vất vả hơn người khi anh sinh ra trong gia đình đơn thân chỉ sống cùng với mẹ mà không có cha.

Phải mất 30 năm, Chân Tử Đan mới ngộ ra bài học đắt giá cả đời từ cú đấm của Lý Liên Kiệt - Ảnh 2.

Lý Liên Kiệt đã dùng võ học để dạy cho đàn em về tác hại của sự ngạo mạn.

Ở trường, Chân Tử Đan thường thách đấu với bạn và cho rằng võ công của mình hơn hẳn những đồng môn đại lục "tép riu". Vì sự ngang ngược, Chân Tử Đan nhiều lần cãi lại cả thầy dạy.

Trái lại, Liên Kiệt đã xem Ngô Bân như cha của mình nên nhìn thấy Chân Tử Đan không coi trọng sư phụ, anh tỏ ra vô cùng bực bội. Một lần, Chân Tử Đan đã khiêu chiến với Lý Liên Kiệt, anh nhanh chóng bị họ Lý đánh bầm dập. Thậm chí, Lý Liên Kiệt còn đấm Chân Tử Đan chảy máu.

Sau khi bị Lý Liên Kiệt hạ, Chân Tử Đan không chỉ xấu hổ mà còn hối hận vì sự cao ngạo của bản thân. Tuy nhiên ngày ấy, chưa va chạm cuộc đời nhiều nên chân lý về sự tự cao tự đại trong võ học chưa được Chân Tử Đan thấm nhuần.

Đi gần hết cuộc đời, gặp gần hết loại người mới nghiệm ra triết lý nhân sinh

Khi đi qua tuổi 50, bước qua cái sườn dốc của cuộc đời, Chân Tử Đan dành nhiều thời gian cho sự chiêm nghiệm. 

Nhắc về trận đánh 30 năm trước, Chân Tử Đan chỉ cười và từ chối trả lời. Ông chia sẻ, thời gian qua đi, chuyện cũ chẳng còn ai phân biệt đúng sai vì mỗi thời điểm cách nhìn, nhân sinh quan của mỗi người sẽ khác nhau.

Tuy từ chối nói về trận thua trước Lý Liên Kiệt nhưng Chân Tử Đan chỉ bóng gió nói rằng "anh ấy (dù bằng tuổi nhau nhưng Lý Liên Kiệt là sư huynh của Chân Tử Đan) đã dạy cho tôi một bài học mà cả đời không thể quên".

Nhiều người đoán rằng có lẽ bài học này xuất phát từ cú đấm trời giáng mà Chân Tử Đan nhận được khi ở trưởng võ thuật Thập Bát Hải. 

Cũng trong một bài phỏng vấn gần đây với Sina, Chân Tử Đan cho biết những người học võ thường có lòng tự tôn rất cao. Chính vì thế, đôi khi bị nhầm lẫn với sự ngạo mạn, tự cao tự đại. 

Nhưng không phải ai cũng dễ dàng tách bạch 2 điều đó, đôi khi kiệu ngạo quá mức mà nghĩ là mình đang giữ tinh thần võ học.

Phải mất 30 năm, Chân Tử Đan mới ngộ ra bài học đắt giá cả đời từ cú đấm của Lý Liên Kiệt - Ảnh 3.

Chân Tử Đan cũng tiết lộ rằng ông mất nhiều năm để đi tìm chân lý cuộc đời vì mải mê nghĩ rằng mình là đỉnh núi mà quên biết rằng núi cao lại có núi cao hơn.

Trong các bài phỏng vấn về võ học, Chân Tử Đan luôn nhắc đi nhắc lại câu nói của Lý Tiểu Long làm bài học cho những người học võ: "Căn bệnh lớn nhất của con người là tự mãn, luôn xem mình là số một, người nào mắc phải căn bệnh này sẽ mất đi ý chí cầu tiến".

Đó cũng là lý do mà những năm qua, Chân Tử Đan luôn đóng phim không ngừng nghỉ. Ông luôn sợ rằng chỉ cần đứng ngủ quên với chiến thắng ông lại quên mất việc phải phấn đấu, luyện tập không ngừng.

Nam tải từ Diệp Vấn cũng nhắc nhở rằng thực ra triết lý này không chỉ cần áp dụng trong võ học mà mọi người cũng nên nhớ nó ở cuộc sống đời thường. Nếu con người luôn nghĩ rằng mình là số 1 rồi thì sẽ không bao giờ chịu phấn đấu, lúc nào cũng chỉ nằm im một chỗ đến lúc nhận ra thì bản thân mình đã bị bỏ rất xa.

Theo Hạt Vừng (Soha/Trí Thức Trẻ)