Giải trí

Lady Gaga bị Trung Quốc "cấm cửa" vì gặp gỡ Đạt Lai Lạt Ma

Các nhà chức trách Trung Quốc đã ban hành một lệnh cấm nữ ca sĩ Lady Gaga biểu diễn tại Đại lục cũng như yêu cầu các trang mạng nước này ngăn chặn quyền truy cập vào tất cả thông tin liên quan đến cô.

Các nhà chức trách Trung Quốc đã ban hành một lệnh cấm nữ ca sĩ Lady Gaga biểu diễn tại Đại lục cũng như yêu cầu các trang mạng nước này ngăn chặn quyền truy cập vào tất cả thông tin liên quan đến cô.
 
 
Tuy nhiên, cuộc gặp đã khiến phía Trung Quốc “nổi giận” và cho rằng: “Tất cả các chuyến thăm và hoạt động của Đạt Lai Lạt Ma ở các nước khác đều nhằm vào mục đích kêu gọi sự ủng hộ cho nền độc lập của Tây Tạng. Chúng tôi hi vọng cộng đồng quốc tế có thể nhận thức đầy đủ về “bản chất thật” của ông ấy”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói tại một cuộc họp báo hôm 27.6.
 
Không chỉ đồng loạt đăng tin chỉ trích cuộc gặp gỡ trên, truyền thông Trung Quốc còn dành cho Đạt Lai Lạt Ma nhưng lời lẽ gay gắt như “kẻ chia rẽ”, “con sói trong bộ quần áo tu sĩ” để lên án nhà lãnh đạo tinh thần này. Bên cạnh đó, những bài hát của nữ ca sĩ Lady Gaga cũng bị cấm lưu hành trên lãnh thổ nước này, những tin tức, bài đăng về cô đều bị gỡ bỏ.
 
Lady Gaga bị Trung Quốc 'cấm cửa' vì gặp gỡ Đạt Lai Lạt Ma - ảnh 1
Lady Gaga bị Trung Quốc cấm biểu diễn ở nước này ẢNH: REUTERS

Hiện những người hâm mộ Lady Gaga tại Trung Quốc đang rất buồn lòng về vấn đề này. Họ cho rằng với việc gặp gỡ Đạt Lai Lạt Ma, nữ ca sĩ coi như đã chấp nhận từ bỏ thị trường đông dân số một thế giới.

Lady Gaga không phải là nghệ sĩ duy nhất bị Trung Quốc “cấm cửa” vì từng thân thiết với nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng. Trước cô, những cái tên đình đám như Maroon 5, Bon Jovi, Linkin Park, Miley Cyrus hay Oasia đều bị cấm biểu diễn tại Trung Quốc với lý do tương tự.
 
Nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của người Tây Tạng hiện nay là Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Năm 1959 ông rời Trung Quốc để đến sống lưu vong tại Ấn Độ. Ông được xem là một trong những nhà tôn giáo lỗi lạc nhất châu Á thế kỷ 20 với việc xuất bản nhiều quyển sách viết về chủ đề Phật giáo. Các tác phẩm này có sức ảnh hưởng rộng rãi không chỉ trong cộng đồng những người theo Phật giáo mà còn cả những độc giả ở Tây phương. Năm 1989, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 nhận giải Nobel Hòa bình.
 
Ở Trung Quốc, Đạt Lai Lạt Ma bị lên án là người lãnh đạo phong trào ly khai Tây Tạng khỏi Trung Quốc. Về phần mình, Đạt Lai Lạt Ma cho rằng ông muốn quyền tự chủ cho Tây Tạng, không phải nền độc lập hoàn toàn.
 
Theo Thiên Minh (Thanh Niên Online)