Gia đình

Tử vong sau 3 ngày ăn hải sản sống: Bác sĩ cảnh báo những hệ lụy nếu ăn uống thiếu cẩn thận

Việc ngộ độc hoặc nhiễm độc vi khuẩn sau khi ăn hải sản chưa được chế biến kỹ đã để lại nhiều hậu quả, thậm chí tử vong. Đây là bài học lớn mà nhiều người cần phải đặc biệt chú ý.

Tử vong sau 3 ngày ăn hải sản sống: Bác sĩ cảnh báo những hệ lụy nếu ăn uống thiếu cẩn thận

Không giữ được mạng sống sau khi ăn hải sản sống

Mấy ngày qua, một người đàn ông (giấu tên) ở Quảng Đông, Trung Quốc nhập viện trong tình trạng có các triệu chứng bị sốt, đau nhức cơ thể đi kèm những khó chịu khác, sau khi được các bác sĩ cấp cứu, dù đã trải qua nhiều giải pháp nhưng anh này vẫn không qua khỏi.

Trước đó, anh được cho là đã ăn món ăn thuộc nhóm hải sản có vỏ cứng (hàu sống) – một món ăn phổ biến và được ưa chuộng trên bàn nhậu.

Nguyên nhân tử vong sau đó được các bác sĩ kết luận: "Nhiễm trùng huyết với nhiều hội chứng suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan cơ thể".

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm Soát và Phòng ngừa dịch bệnh tỉnh Quảng Đông (TQ):

Việc nhiều người duy trì thói quen ăn các món ăn hải sản có vỏ cứng (ngao, sò, ốc, hàu…) sống hoặc chưa được nấu chín có thể có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus – loại vi khuẩn gây tổn thương các cơ quan nội tạng, dẫn đến nhiễm trùng huyết, trường hợp nghiêm trọng thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Tử vong sau 3 ngày ăn hải sản sống: Bác sĩ cảnh báo những hệ lụy nếu ăn uống thiếu cẩn thận - 1
Vi khuẩn Vibrio vulnificus – loại vi khuẩn gây tổn thương các cơ quan nội tạng

Vi khuẩn Vibrio vulnificus vì sao nguy hiểm?

V. vulnificus là một loại vi khuẩn sống tự do trong môi trường ven biển. Theo các chuyên gia, một trong những con đường điển hình gây ra nhiễm trùng V. vulnificus là khi cơ thể có vết thương hở hoặc bị tổn thương sau khi tiếp xúc với vi khuẩn này có thể dẫn đến bị nhiễm trùng.

Vibrio vulnificus thông thường sẽ thông qua các vết thương hở để xâm nhập vào cơ thể. Những người làm việc trong môi trường nghề nghiệp tiếp xúc với nước biển hoặc ở vùng ven biển như ngư dân, người làm việc săn bắt hải sản có vỏ.

Ngoài ra, tai nạn tàu thuyền, các vết thương hở nếu tiếp tục tiếp xúc với nước, cũng có thể xảy ra nhiễm trùng Vibrio vulnificus.

Tử vong sau 3 ngày ăn hải sản sống: Bác sĩ cảnh báo những hệ lụy nếu ăn uống thiếu cẩn thận - 2

Tử vong sau 3 ngày ăn hải sản sống: Bác sĩ cảnh báo những hệ lụy nếu ăn uống thiếu cẩn thận - 3

Sự cố ngộ độc thủy sản do ăn hải sản sống hoặc chế biến chưa đủ chín trên thực tế vẫn xảy ra hàng năm, ngoài việc dễ bị nhiễm V. vulnificus, thói quen ăn hải sản sống còn có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau.

Ăn hải sản sống có thể gây ra những bệnh gì?

1. Nhiễm các bệnh ký sinh trùng

Nhiều ký sinh trùng chọn cư trú trong vỏ của các loại hải sản, các ký sinh trùng này không thể được loại bỏ hoàn toàn thông qua việc rửa hoặc nấu nướng đơn giản, nếu không chế biến với nhiệt độ cao mà trực tiếp ăn tái/sống, vô hình sẽ ăn luôn mầm bệnh.

Sau khi ăn uống không chú ý có thể sẽ bị nhiễm sán lá gan, sán lá phổi, sán hình lát gừng, và các loại ký sinh trùng khác.

Tử vong sau 3 ngày ăn hải sản sống: Bác sĩ cảnh báo những hệ lụy nếu ăn uống thiếu cẩn thận - 4
Sán lá gan (Ảnh minh họa)

2. Ngộ độc thực phẩm sau khi ăn hải sản có vỏ

Một số hải sản có vỏ chứa độc tố, nếu chưa được nấu chín, loại bỏ độc tố, có thể gây tiêu chảy, đau bụng và các vấn đề khác, hoặc thậm chí làm kích thích hệ thần kinh, gây tê liệt thần kinh cơ bắp, suy giảm trí nhớ và các triệu chứng khác.

Tử vong sau 3 ngày ăn hải sản sống: Bác sĩ cảnh báo những hệ lụy nếu ăn uống thiếu cẩn thận - 5

3, Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn

Nếu hải sản đã bị nhiễm khuẩn, ví dụ như chủng vi khuẩn Parahaemolyticus Vibrio (vi khuẩn ưa mặn), Salmonella, Listeria monocytogenes… sau khi thực phẩm đã nhiễm khuẩn, đầu bếp không xử lý chế biến ở nhiệt độ cao, thực khách ăn vào có khả năng gây ngộ độc, dẫn đến đau bụng nhẹ, tiêu chảy.

Người bị nặng có thể dẫn đến hôn mê, thậm chí đánh mất mạng sống.

4,Viêm gan siêu vi A độc tính

Một số hải sản có thể dễ dàng bị nhiễm viêm gan siêu vi A, như ngao, sò, hàu, cua… và trong đó ngao và hàu có tỉ lệ bị nhiễm vi khuẩn viêm gan A cao và lưu trữ lâu dài. Các bác sĩ cho biết, thói quen trực tiếp ăn hàu sống cũng nguy hại tương đương với việc "mời sói vào nhà".

Khi ăn vào cơ thể một số lượng lớn virus viêm gan A có thể sẽ gây ra tổn thương đường tiêu hóa, dẫn đến mắc viêm gan siêu vi A.

Theo Vân Hồng (Soha/Trí Thức Trẻ)