Gia đình

Ngày càng nhiều người mắc 'bệnh dịch' nguy hiểm hơn béo phì, hại như hút 15 điếu thuốc/ngày

Gần đây, nhiều chuyên gia đã nghiên cứu và cảnh báo rằng cô đơn đang có nguy cơ trở thành một "bệnh dịch" nguy hiểm.

Cô đơn nguy hiểm hơn béo phì

Có thể bạn chưa biết, cô đơn là yếu tố tác động tiêu cực đến sức khỏe hơn cả thừa cân béo phì, theo báo cáo năm 2017 được công bố bởi Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ tại Washington DC.

Thực tế, cô đơn là tiền tố của hàng loạt yếu tố như trầm cảm, nghiên rượu và hàng loạt điều kiện y tế khác. Cụ thể, "cô đơn" đã được chứng minh là có thể làm tăng mức độ của cả 2 kích thích tố gây căng thẳng và cao huyết áp, trong đó tác động tiêu cực nhất đến cơ quan quan trọng nhất cơ thể - trái tim.

Đôi khi, cảm giác chỉ có một mình không phải là điều bất thường hoặc cảnh báo nguy hiểm gì, nhưng khi bạn luôn trong trạng thái cô lập và luôn luôn cảm thấy cô độc, cơ thể bạn sẽ phải chịu một số tác động tiêu cực, thường thì bạn sẽ không nhận thấy ngay các triệu chứng sức khỏe cho đến nhiều năm sau đó.

Điều trớ trêu là, bệnh dịch cô đơn ngày một bùng phát mạnh mẽ hơn trong khi thời đại kỹ thuật số ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho con người được kết nối với nhau dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhưng, tương tác với nhau qua máy tính hoặc bằng các phương tiện ảo khác không giống với việc gặp trực tiếp, nghe hoặc nói chuyện với nhau. Việc lạm dụng các công nghệ hiện đại ngày càng khiến cho con người mất dần đi kỹ năng giao tiếp.

Bất kỳ ở lứa tuổi nào bạn cũng phải đối mặt với cảm giác cô đơn, nhưng cảm xúc này có thể đặc biệt nguy hiểm ở người già. Theo một báo cáo năm 2012 của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia (Mỹ) cho thấy, sự đơn độc và cô lập xã hội ở nam giới và phụ nữ lớn tuổi có liên quan đến tỷ lệ tử vong gia tăng.

"Chúng ta cần tìm cách để gia tăng sự gặp gỡ, tạo dựng các mối quan hệ cộng đồng giữa mọi người để xóa đi cảm giác cô đơn, nếu cứ nuôi dưỡng sự cô đơn lâu dài nó sẽ âm thầm giết bạn, cô đơn có thể phá huỷ cơ thể bạn hơn cả bệnh béo phì", đây là lời khuyên đầy ám ảnh mà nhà nghiên cứu Julianne Holt-Lunstad của trường Đại học Brigham công bố.

Trong một báo cáo tại Anh của chiến dịch kêu gọi chống lại trầm cảm Jo Cox Loneliness kết luận, cảm giác cô đơn làm tăng nguy cơ béo phì, cao huyết áp dẫn đến tử vong sớm lên tới 26%. Con số này cũng tương đương với rủi ro khi hút tới 15 điếu thuốc/ngày.

Ngày càng nhiều người mắc 'bệnh dịch' nguy hiểm hơn béo phì, hại như hút 15 điếu thuốc/ngày
Cảm giác cô độc làm tăng nguy cơ béo phì, cao huyết áp dẫn đến tử vong sớm lên tới 26%. Con số này cũng tương đương với rủi ro khi hút tới 15 điếu thuốc/ngày.

Bất kể bạn đang ở độ tuổi nào, bạn cũng đều phải trải qua những khoảnh khắc cô đơn trong cuộc sống. Nhưng tin tốt là, có rất nhiều biện pháp tự nhiên kiểm soát tình trạng này.

Cô đơn chính xác là gì?

Norman Cousins - Tác giả cuốn sách bán chạy "Anatomy of a Illness"(Tạm dịch: Giải phẫu một căn bệnh) từng nói: "Nhiệm vụ vĩnh cửu của cá nhân mỗi con người là phá vỡ sự cô đơn của chính mình". Vậy cô đơn được định nghĩa như thế nào?

Thực tế, cô đơn là trạng thái cảm xúc cô độc, ví dụ như không có công việc, buồn khi ở một mình, bị xa lánh hoặc cảm giác lạc lõng...

Cô đơn còn là trạng thái tiêu cực được đánh giá bằng cảm giác cô lập. Người đó có thể cảm thấy bị mất mát thứ gì đó hoặc đang trong môi trường đông người nhưng vẫn cảm thấy lạc lõng, cô đơn.

Biện pháp tự nhiên khắc phục tâm lý cô đơn

1. Hạn chế dùng mạng xã hội và các phương tiện công nghệ

Bạn có bao giờ tự hỏi: "Mình có bị ám ảnh bởi Facebook?".

Thực tế, không thể phủ nhận tự tiện lợi của các phương thức truyền thông xã hội giúp kết nối mọi người, nhưng chính nó cũng là con dao 2 lưỡi nếu áp dụng không đúng cách. Truyền thông mạng xã hội có thể gây nghiện và lãng phí thời gian của bạn, khiến bạn quên mất việc gặp gỡ mọi người, tập thể dục, sáng tạo và thực hành nhiều thói quen khác.

Một nghiên cứu được công bố năm 2017 trên Tạp chí Y học dự phòng Mỹ cho thấy, sử dụng nhiều các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Instagram, Snapchat và Instagram tương quan với cảm xúc cô lập xã hội.

Cụ thể, nghiên cứu này đã xem xét 1.787 người lớn ở Mỹ trong độ tuổi từ 19-32, họ phát hiện những người dành hơn 2 tiếng mỗi ngày để dạo chơi trên mạng xã hội tăng gấp đôi nguy cơ cảm thấy cô đơn và cô lập về mặt xã hội.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện, những người truy cập các phương tiện truyền thông xã hội thường xuyên (58 lượt truy cập hoặc nhiều hơn mỗi tuần) có khả năng cảm thấy bị cô lập gấp 3 lần so với những người truy cập dưới 9 lần/tuần.

Ngày càng nhiều người mắc 'bệnh dịch' nguy hiểm hơn béo phì, hại như hút 15 điếu thuốc/ngày - 1

2. Thêm thời gian đi dạo ngoài trời

Khi bạn đang cố gắng vượt qua cảm giác cô đơn, hãy bước ra khỏi nhà, hòa mình vào thế giới ngoài trời. Những nơi có thể tương tác với nhiều người khác như công viên là ý tưởng tốt.

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, không khí trong lành và thiên nhiên là những phương pháp khoa học giúp tăng mức serotonin - chất hóa học trong não giúp cải thiện tâm trí con người. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, những người có nồng độ serotonin cao có xu hướng hạnh phúc hơn bởi những cảm xúc và sự đồng cảm tích cực giúp thúc đẩy mối quan hệ mật thiết với người khác.

Nói cách khác, việc tăng mức serotonin thường xuyên có thể giúp cải thiện quan hệ giao cảm với những người khác, giảm sự cô đơn.

3. Kết nối với bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình (Không phải bằng công nghệ)

Đôi khi, bạn có giác như mình sắp bị kiệt sức, bạn thường có suy nghĩ rằng, điều tốt nhất lúc này là ở một mình và giữ giêng cảm giác đó cho chính mình, nhưng hãy suy nghĩ lại.

Cô lập bản thân chỉ tạo điều kiện cho bạn bị nhấn chìm sâu hơn vào cảm giác cô độc. Khi bạn cảm thấy thực sự căng thẳng, cô đơn hoặc chán nản, điều quan trọng là hãy nói chuyện với những người bạn tin tưởng để chia sẻ cảm xúc của mình.

4. Chia sẻ không gian sống của bạn

Sống một mình cũng đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ tự vẫn ở cả người trẻ và người già. Nếu bạn đang phải đấu tranh với sự cô đơn và sống một mình, hãy xem xét việc ở chung với bạn cùng phòng.

Một vài năm trở lại đây, khu nhà hưu trí ở Hà Lan đã tạo ra được một giải pháp đối phó với sự cô đơn cho cả người già và người trẻ ở nước này. Đó là họ sẽ cung cấp nhà ở miễn phí cho học sinh, sinh viên nếu họ dành thời gian nói chuyện với những người sau khi về hưu.

Để đổi lấy một không gian miễn phí, các sinh viên được yêu cầu phải dành ít nhất 30 giờ mỗi tháng để trở thành "láng giềng tốt" với những người già về hưu. Không gian sống liên thế hệ này là các khuyến khích cả người già và người trẻ tương tác với nhau, tăng cường sự kết nối.

5. Đừng làm việc quá vất vả

Theo một báo cáo năm 2017 được công bố trên tạp chí Harvard Business Review, có sự liên quan chặt chẽ giữa sự kiệt sức do công việc và cảm giác cô đơn. Mức độ kiệt sức càng nhiều, con người càng dễ cảm thấy cô đơn. Điều này ảnh hưởng đến rất nhiều người, bởi hiện nay, số người tiết lộ họ luôn cảm thấy kiệt sức tăng gấp đôi so với 2 thập kỷ trước.

Điều đó đồng nghĩa với việc, khi chúng ta cảm thấy kiệt sức, chúng ta ít có khả năng cảm thấy khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Chúng ta cũng ít có khả năng để tham gia các hoạt động xã hội và duy trì các mối quan hệ tích cực.

6. Tránh ngồi ì một chỗ dán mắt vào tivi

Binge – watching (một thuật ngữ chỉ cách xem phim truyền hình mới: khán giả xem từ 2 đến 3 tập liên tiếp của một phim truyền hình trong thời gian liên tục) ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại.

Mọi người thường có cảm giác vui vẻ, phấn khích sau khi xem xong chương trình truyền hình yêu thích, nhưng trong một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2015 cho thấy, có sự liên quan giữa xem tivi liên tục và cảm giác cô đơn, trầm cảm.

Ngày càng nhiều người mắc 'bệnh dịch' nguy hiểm hơn béo phì, hại như hút 15 điếu thuốc/ngày - 2

7. Nuôi thú cưng

Đôi khi, động vật có thể làm bạn cảm thấy yêu đời, giàu tình cảm và lòng biết ơn hơn. Chúng sẽ luôn gắn bó với bạn và không để bạn ra đi dù cho bạn có cần đến chúng hay không. Chúng không thể nói chuyện nhưng sự tiếp xúc, âm thanh, ôm ấp và sự yên lặng có thể nói thay hàng triệu ngôn từ và chữa lành một trái tim tan vỡ.

Thú cưng có thể là người bạn đồng hành với bạn trong những cuộc đi dạo, giao lưu với những người khác cùng sở thích nuôi thú cưng.

Theo Linh Chi (Soha/Trí Thức Trẻ)