Gia đình

Không tháo kính áp tròng khi bơi, người phụ nữ này phải trả giá bằng con mắt của mình

Một người mẹ gần như bị mù do nhiễm trùng mắt khi cô dùng kính áp tròng trong khi bơi. Bài học dành cho tất cả những ai đang sử dụng loại kính đặc biệt này.

Emma Jenkins (39 tuổi) đang vui vẻ tận hưởng kỳ nghỉ tuyệt vời ở Scotland thì cảm thấy đau dữ dội ở mắt trái. Cô đã chịu đựng cho đến khi quay trở về nhà ở Bournemouth để đến gặp một vị bác sĩ địa phương. Cô được chẩn đoán là bị nhiễm trùng, hay còn gọi là viêm giác mạc được gây ra bởi một loại vi khuẩn.

Không tháo kính áp tròng khi bơi, người phụ nữ này phải trả giá bằng con mắt của mình

Việc đeo kính áp tròng khiến cho vi khuẩn khi vào mắt cô bị mắc kẹt, khiến cho mắt vị viêm nhiễm, thị lực trở nên mờ ảo, gây đau đớn dữ dội. Cơn đau kéo dài khiến cô không thể nào mở mắt ra được.

Con mắt của Emma đã bị hỏng, do đó cô đã phải nhờ đến việc cấy ghép giác mạc, chỉ có cách này cô mới có thể nhìn thấy ánh sáng trở lại.

Không tháo kính áp tròng khi bơi, người phụ nữ này phải trả giá bằng con mắt của mình - 1

Cô đã chia sẻ câu chuyện của mình, nhằm cảnh báo những ai đang sử dụng kính áp tròng. “Tôi nghĩ mọi người sẽ không nhận ra những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng thứ này.” Cô bắt đầu kể lại câu chuyện của mình cho mọi người cùng được biết.

Khi đi nghỉ dưỡng, Emma quyết định ngâm mình trong hồ bơi của khách sạn mà không tháo kính áp tròng. Cô chỉ ngâm khoảng 20 phút, thế nhưng một bên mắt bắt đầu cảm thấy đau nhói đến mức cô buộc phải tháo kính áp tròng ra. Sau đó vài ngày, cô cảm thấy thị lực của mình giảm đi hẳn và đầu đau như búa bổ.

Không tháo kính áp tròng khi bơi, người phụ nữ này phải trả giá bằng con mắt của mình - 2

Cô đã cố gắng tận hưởng nốt kỳ nghỉ và đợi đến khi về nhà mới gặp bác sĩ. Một bên mắt đã xuất hiện những vết loét, phá hủy hoàn toàn giác mạc. “Tôi không ngờ chỉ trong khoảng 20 phút, tôi đã trả giá bằng một con mắt của chính mình. Thật quá kinh khủng.”

Khi Emma trở về nhà và tìm tới bác sĩ của gia đình, cô được giới thiệu đến bệnh viện Royal Bournemouth. Ở đây, các chuyên gia chẩn đoán cô bị viêm màng mắt - một tình trạng viêm ở lớp giữa của mắt bao gồm hốc mắt và mô xung quanh.

Emma nói: “Tôi đã sử dụng thuốc nhỏ mắt, nhưng ba ngày sau, tôi bị mất thị lực vì vi khuẩn đã nhân lên rất nhanh. Khi thức dậy tôi cảm thấy đau mắt dữ dội đến mức không thể nào mở mắt ra. Tôi đã bình tĩnh nghĩ rằng sẽ ổn cả thôi, nhưng không ngờ đây là một căn bệnh nghiêm trọng.”

Không tháo kính áp tròng khi bơi, người phụ nữ này phải trả giá bằng con mắt của mình - 3

Chồng của Emma đã đưa cô trở lại bệnh viện mắt, nơi mà được chẩn đoán là viêm giác mạc do vi khuẩn và phù nề giác mạc. Một vết loét rất lớn bao trùm hết toàn bộ hốc mắt. Cô được nhập viện trong 5 ngày để cứu chữa nhưng tình hình vẫn không tiến triển, cô được cho xuất hiện.

Vết loét này đã gây ra một vết sẹo lớn khiến cho Emma không thể nhìn thấy được gì nữa, cô chỉ có thể thấy được mọi thứ chuyển động mờ ảo và ánh sáng xuyên qua mà thôi. Các bác sĩ đã thông báo rằng con mắt của cô không thể nào cứu được nữa, cách tốt nhất bây giờ là chờ đợi người hiến giác mạc.

Emma đã trở về nhà và chờ đợi trong vô vọng suốt nhiều năm liền. May mắn thay 4 năm sau, cô được chọn là người thích hợp cho một ca cấy ghép giác mạc.

Sau hai tháng chờ đợi, Emma đã được đưa đến cấy ghép tại trung tâm của thị trấn East Grinstead, West Sussex.

Không tháo kính áp tròng khi bơi, người phụ nữ này phải trả giá bằng con mắt của mình - 4

Cô giải thích: “Danh sách chờ đợi không dài lắm, vì giác mạc không cần phải khớp với các cơ quan khác. Họ đã gây tê mắt tôi, tôi không được phép cử động. Một y tá đã nắm lấy tay tôi vì vậy tôi có thê siết chặt nếu cảm thấy đau. Cô y tá đã trò chuyện với tôi và động viên suốt khoảng thời gian phẫu thuật.”

Ca phẫu thuật chưa đầy nữa tiếng đồng hồ, Emma đã được xuất viện vào cuối ngày. Thật may mắn, mặc dù cô đã có thể nhìn thấy rõ hơn nhiều thứ, nhưng các bác sĩ đã không thể loại bỏ được toàn bộ vết sẹo.

Trong suốt thời gian một bên mắt bị mù, Emma phải nhờ đến sự trợ giúp của mẹ mình trong việc chăm sóc con cái. Thật may mắn khi mọi thứ đã tốt đẹp.

“Tôi không nghĩ mọi người nhận ra những nguy hiểm nghiêm trọng khi đeo kính trong nước. Tôi vẫn đeo kính áp tròng ở một mắt nhưng tôi nhận thức rõ hơn về sự nguy hiểm. Tôi đeo kính áp tròng trong một ngày và vứt bỏ đi thay vì tái sử dụng. Tôi nghĩ mọi người vẫn cần phải cẩn thận khi bảo dưỡng loại kính này. Tôi cảm thấy rất biết ơn ai đó đã hiến giác mạc, giúp tôi tìm thấy được ánh sáng.”

Theo Phan Hằng (Dân Việt)