Gia đình

Chàng trai 17 tuổi bị viêm cơ tim nặng chỉ vì thường xuyên làm việc này vào buổi tối

Khi nhìn thấy Tiểu Trương trên chiếc giường thứ 22 ở Khoa Nội tim của Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) đang nói chuyện với mẹ mình, không ai nghĩ rằng chàng trai 17 tuổi, cao 1m8 có làn da ngăm đen này lại vừa mới thoát khỏi "cơn ác mộng" của bệnh viêm cơ tim nghiêm trọng.

Tiểu Trương là người gốc An Huy, cậu mới chuyển đến Giang Tô (Trung Quốc) để làm thêm. Tiểu Trương cho biết, anh thường nghỉ làm vào lúc 10 giờ tối, về đến nhà anh nằm nghỉ trên ghế sofa và chơi điện thoại di động, có khi chơi đến 2, 3 giờ sáng, 9 giờ sáng anh lại thức dậy để đi làm.

Chàng trai 17 tuổi bị viêm cơ tim nặng chỉ vì thường xuyên làm việc này vào buổi tối
Tiểu Trương thường xuyên thức đêm chơi điện thoại di động.

Ngày 25/10 sau khi tan làm Tiểu Trương cùng bạn ăn cơm, anh uống 2 chai rượu gạo, không ngờ sau khi về đến nhà nhất thời phấn khích quá độ, anh chơi điện thoại một mạch đến 7 giờ sáng mới ngủ. Do nhiều ngày liên tiếp thức đêm khiến cho Tiểu Trương có chút khó chịu, cộng thêm thời tiết biến đối. Ngày 27/10, sau khi thức dậy, Tiểu Trương cảm thấy buồn nôn, ói mửa, chóng mặt, có triệu chứng của cảm mạo, cả ngày không thể tập trung làm việc.

Tiểu Trương chịu không nổi, ngày 28/10 cậu phải vào bệnh viện ở địa phương để điều trị, bác sĩ chẩn đoán cậu bị cảm mạo và cho Tiểu Trương 2 ngày thuốc. Tuy nhiên tình trạng bệnh của Tiểu Trương không thuyên giàm mà còn cảm thấy tức ngực, hoảng hốt, chán ăn, đến nước cũng không thể uống.

Vào ngày 1/11, cha mẹ của Tiểu Trương đang làm việc ở Chiết Giang nghe đến bệnh tình của con trai rất lo lắng, cha mẹ đã đưa cậu đến Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Chiết Giang để điều trị. Sau khi chụp CT, chụp điện tâm đồ và khám siêu âm tim, bác sĩ Vương Tề tại Khoa nội tim chẩn đoán Tiểu Trương bị viêm cơ tim do cảm lạnh gây nên, có xu hướng viêm cơ tim nặng.

Chàng trai 17 tuổi bị viêm cơ tim nặng chỉ vì thường xuyên làm việc này vào buổi tối - 1
Viêm cơ tim phần lớn do các loại virus tấn công vào cơ tim

Viêm cơ tim phần lớn do các loại virus tấn công vào cơ tim. Bệnh có diễn tiến đột ngột, khởi phát bệnh có thể chỉ là triệu chứng cảm cúm thông thường như sốt, ho, sổ mũi nhưng chỉ vài ngày sau đã gây ra các biến chứng như viêm phổi, rối loạn nhịp tim, suy hô hấp, suy tim. Viêm cơ tim cấp thường gặp ở những người trẻ từ 20 – 40 tuổi. Bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển lạnh.

Bác sĩ Vương Tề cũng cho biết, bệnh tình của Tiểu Trương may mắn còn chưa đe dọa tính mạng. Nếu virus gây bệnh đặc biệt nghiêm trọng có thể gây loạn nhịp tim ác tính, suy tim cấp tính, nếu không kịp thời được chữa trị có thể gây ngừng tim. Sau 10 ngày điều trị tại Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Chiết Giang, chức năng tim của Tiểu Trương đã trở lại bình thường.

Chàng trai 17 tuổi bị viêm cơ tim nặng chỉ vì thường xuyên làm việc này vào buổi tối - 2
Bác sĩ cảnh báo thức khuya chơi điện thoại là nguyên nhân góp phần quan trọng gây nên bệnh viêm cơ tim

Chàng trai trẻ cao 1m8 nặng 82kg, chỉ sau vài ngày mắc bệnh cân nặng đã giảm còn 75kg. Bác sĩ yêu cầu Tiểu Trương sau khi xuất viện phải thường xuyên tái khám. Đặc biệt Tiểu Trương phải bỏ thói quen thức đêm, chơi điện thoại. Đây cũng chính là nhân tố quan trọng góp phần gây nên bệnh của Tiểu Trương.

Biểu hiện của viêm cơ tim là gì?

Biểu hiện của viêm cơ tim rất đa dạng, có thể chia thành 3 nhóm chính: Nhóm không có triệu chứng, nhóm có triệu chứng điển hình và nhóm có biểu hiện rất nặng ngay từ khi xuất hiện. Với nhóm bệnh nhân không có triệu chứng, bệnh nhân thường không để ý, các thương tổn cơ tim diễn ra âm thầm và chỉ được phát hiện nhiều năm sau đó với các dấu hiệu của bệnh cơ tim phì đại.

Chàng trai 17 tuổi bị viêm cơ tim nặng chỉ vì thường xuyên làm việc này vào buổi tối - 3
Dấu hiệu điển hình của viêm cơ tim như bị cảm cúm

Ở nhóm có triệu chứng điển hình, khởi đầu bệnh nhân thường có dấu hiệu như: Sốt cao, đau mỏi cơ, đau đầu, chảy nước mắt, xung huyết kết mạc, tiêu chảy, mệt mỏi… Sau 1 – 2 ngày, khó thở tăng lên, bệnh nhân có cảm giác đau ngực, đánh trống ngực. Ở nhóm có biểu hiện nặng, bệnh nhân thường có nguy cơ tử vong do sốc tim hoặc rối loạn nhịp tim.

Giải pháp nào cho căn bệnh viêm cơ tim?

Điều trị viêm cơ tim cấp do virus chủ yếu là điều trị triệu chứng như tăng cường co bóp cơ tim, chống loạn nhịp, chống sốc... đặt bóng động mạch chủ và một số trường hợp nặng có thể dùng liệu pháp tuần hoàn ngoài cơ thể để chờ cơ tim hồi phục. Ghép tim là giải pháp cuối cùng cho một số trường hợp bị viêm cơ tim nặng, tim không còn khả năng trở về chức năng bình thường.

Chàng trai 17 tuổi bị viêm cơ tim nặng chỉ vì thường xuyên làm việc này vào buổi tối - 4
Vào mùa đông cần giữ ấm cơ thể tránh cảm cúm

Để phòng ngừa bệnh viêm cơ tim do virus, vào mùa đông cố gắng giữ ấm cơ thể, chú ý đến vệ sinh thực phẩm, ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột và đường hô hấp, phòng tránh nhiễm virus.

Khi bị cảm lạnh, chú ý nghỉ ngơi, đảm bảo dinh dưỡng cân bằng, vận động nhẹ nhàng. Nếu các triệu chứng cảm lạnh không thuyên giảm, kèm theo các dấu hiệu như đánh trống ngực, khó thở, tức ngực,… cần phải đến Khoa tim mạch để được chuẩn đoán.

Theo Hà Vũ (Khampha.vn)