Gia đình

Thức ăn đã nấu chín để bao lâu thì hỏng?

Nếu không được bảo quản đúng cách, thực phẩm dù đã nấu chín vẫn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây hại cho người sử dụng.

Nếu không được bảo quản đúng cách, thực phẩm dù đã nấu chín vẫn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây hại cho người sử dụng.

Đồ ăn nấu xong nên ăn ngay, sau đó đun lại, để nguội và cho vào hộp đậy nắp kín cất vào tủ lạnh.
 

Ảnh minh họa - Internet

Lưu ý bạn không nên cho thức ăn còn nóng vào tủ lạnh luôn bởi thức ăn sẽ biến chất, nhiệt độ cao trong thức ăn sẽ ngưng đọng thành hơi nước, tạo điều kiện thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng dẫn đến gây độc.

Các thực phẩm dễ hư thối nhất là trứng bóc vỏ, thịt, cá, các sản phẩm từ sữa, hầu hết đều được nấu chín.

Ngoài ra, một số vi khuẩn chứa độc tố protein có hại mà không thể bị tiêu diệt bằng cách đun nóng. Nếu thức ăn đã để ở nhiệt độ phòng trong hơn 2h, chúng không an toàn để đun lại và cần phải bỏ ngay.

Ngay cả thực phẩm đã tiệt trùng hoàn toàn và được đóng hộp kín, nhưng một khi mở hộp ra, nó không còn vô trùng. Không khí chứa vô số vi khuẩn và nấm mốc, chúng dễ dàng xâm nhập bất kỳ môi trường thích hợp mà chúng gặp. Thực phẩm nấu chín là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn.

Đồ ăn để trong tủ lạnh tốt nhất không nên để quá lâu, chỉ nên dùng đến bữa sau bởi vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100 độ C khi nấu chín nhưng nếu để quá lâu các vi sinh khuẩn sẽ gây ra những độc tố. Vì vậy chỉ nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh tối đa 6h. Khi lấy đồ ăn ra khỏi tủ lạnh nên chế biến ngay, không được để quá 4h.

Nhiệt độ an toàn để tiêu diệt vi khuẩn

- Đồ nướng, chiên: 63 độ C

- Cá: 63 độ C

- Thịt lợn: 71 độ C

- Thịt bò: 71 độ C

- Trứng: 71 độ C

- Món ăn hỗn hợp: 74 độ C
 
Theo Phương Mai (Zing.vn)