Gia đình

Những lưu ý khi dùng thuốc giảm ho cho trẻ

Hệ hô hấp non nớt của trẻ dễ bị viêm nhiễm, cũng rất nhạy cảm với các hoạt chất trong thuốc ho, long đờm, kháng viêm…

 
Hệ hô hấp non nớt của trẻ dễ bị viêm nhiễm, cũng rất nhạy cảm với các hoạt chất trong thuốc ho, long đờm, kháng viêm…

Thanh, khí, phế quản ở trẻ có lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòng sụn mềm, dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều mạch máu. Niêm mạc thanh, khí, phế quản dễ bị phù nề khi viêm nhiễm đường hô hấp, xuất tiết chất nhầy gây nên tình trạng ho có đờm, và dễ bị biến dạng trong quá trình bệnh lý.

Do tổ chức phổi chưa hoàn toàn biệt hoá, ít có tính đàn hồi, nhiều mạch máu và bạch huyết, nên phổi dễ xẹp. Mặt khác, khi có tổn thương phổi dễ gây ra rối loạn tuần hoàn phổi, rối loạn quá trình ngoại hô hấp cũng như quá trình trao đổi khí bên trong mà dẫn đến suy hô hấp.

nhung-luu-y-khi-dung-thuoc-giam-ho-cho-tre

Hệ hô hấp của trẻ còn non nớt nên dễ bị viêm nhiễm.

Ngoài việc chăm sóc cẩn thận, việc dùng thuốc trị bệnh đường hô hấp cho trẻ cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng. Thuốc giảm ho, long đờm thường được kê khi bé ho có đờm. Tuy nhiên, thuốc ho có nhiều loại, không phải tất cả đều chứa hoạt chất dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Dextromethorphan: Đây là một dẫn xuất của morphin thường dùng để sản xuất thuốc giảm ho, chống chỉ định không dùng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Ở liều cao, dextromethorphan có thể ức chế thần kinh trung ương, gây ảo giác hoặc ảo thanh.

Codein: Thuốc ho chứa codein không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi do thuốc làm khô và quánh dịch tiết ở phế quản. Codein có thể gây nghiện nếu dùng kéo dài. Độc tính ở thuốc thấp nhưng nếu dùng liều cao có thể gây ức chế hô hấp do ức chế hệ thần kinh trung ương.

Thuốc giảm ho trung ương: Thuốc giảm ho trung ương chứa codein, dextromethorphan, pholcodin… chỉ dùng trong trường hợp ho không có đờm (ho khan, ho do kích ứng, dị ứng), ho nhiều làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ. Không dùng khi ho có đờm, đặc biệt ho ở trẻ nhỏ và bệnh nhân viêm phế quản mạn, giãn phế quản. Bởi ho được coi như cơ chế bảo vệ có lợi làm sạch đường thở. Khi đờm không được tống ra ngoài, ứ đọng tại đường hô hấp sẽ gây khó thở, suy hô hấp, thậm chí ngưng thở ở trẻ sơ sinh.

Thuốc loãng đờm: Thuốc loãng đờm chứa acetylcystein, carbocystein, bromhexin, ambroxol, eprazinon… có tác dụng làm lỏng các dịch tiết của niêm mạc khí - phế quản bằng cách làm thay đổi cấu trúc của dịch nhầy, dẫn đến giảm độ nhớt của chất nhầy. Các chất nhầy có thể di chuyển dễ dàng và tống ra khỏi đường hô hấp bằng hệ thống lông chuyển hoặc động tác khạc đờm. Tuy nhiên, thuốc có thể làm lỏng chất nhầy bảo vệ dạ dày, làm hại dạ dày, cần tránh dùng cho trẻ viêm loét dạ dày - tá tràng. Thuốc cũng không nên dùng cho trẻ hen suyễn do có thể làm khởi phát cơn co thắt phế quản. Ngoài ra, còn gây một số tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, tăng nhẹ men gan, chóng mặt, nhức đầu, phát ban ở da. Vì vậy, cần dùng thuốc long đờm theo chỉ định của bác sĩ.

nhung-luu-y-khi-dung-thuoc-giam-ho-cho-tre-1

Cao khô lá thường xuân chữa viêm đường hô hấp.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhạy cảm với các hoạt chất, nên bác sĩ có thể kê thuốc thảo dược thay thế chiết xuất từ lá hẹ, húng chanh, lá hoa hồng bạch…Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các thuốc thảo dược cũng cần được chuẩn hóa về độ tinh khiết và hàm lượng hoạt chất phù hợp.

Cao lá thường xuân cũng là một loại thảo dược chữa ho được sử dụng phổ biến cho trẻ nhỏ. Các nhà khoa học Đức tìm ra hoạt chất α-hederin có tác dụng tiêu đờm, chống co thắt phế quản, từ đó điều trị nguyên nhân gây ra ho mà không làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể. Một nghiên cứu lâm sàng đăng trên Tạp chí y học Phytomedicine năm 2009, thực hiện trên 5.181 bệnh nhân 0-14 tuổi bị viêm phế quản cấp và mãn tính với triệu chứng ho có đờm cho thấy, 95% bệnh nhân hết ho hoặc cải thiện cơn ho rõ rệt sau 7 ngày sử dụng cao lá thường xuân.

Theo An San (VnExpress.net)