Gia đình

Không khí Hà Nội chứa chất gây ung thư

Theo GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, người đã có hơn 50 năm nghiên cứu về ô nhiễm môi trường thì hiện nay Hà Nội bị ô nhiễm nặng nề nhất là bụi mịn và benzene.

 
Theo GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, người đã có hơn 50 năm nghiên cứu về ô nhiễm môi trường thì hiện nay Hà Nội bị ô nhiễm nặng nề nhất là bụi mịn và benzene.
 
 

Theo GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, người đã có hơn 50 năm nghiên cứu về ô nhiễm môi trường tại Hà Nội thì hiện nay Hà Nội bị ô nhiễm nặng nề nhất là bui mịn và benzene.

Đầu năm vừa rồi Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội đã công bố trị số quan trắc bụi PM2,5 (bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 2.5µm) tại Hà Nội vào giờ cao điểm (8-9 giờ sáng) là 383µg/m3.

Số liệu đo lường của trạm quan trắc tự động Nguyễn Văn Cừ của Tổng cục Môi trường cũng cho thấy, xuất hiện trị số PM10 đột xuất lớn nhất vào thời điểm 8-9 giờ buổi sáng bằng khoảng 270 µg/m3.

Sau đó báo chí đã đưa nhiều thông tin về ô nhiễm không khí của Hà Nội cũng rất trầm trọng như ô nhiễm không khí ở TP. Bắc Kinh, Trung Quốc.

Giáo sư Đăng cho rằng đây là một thông tin đánh giá ô nhiễm không khí ở Hà Nội chưa chính xác, thiếu cơ sở khoa học và thực tế.

Ông lý giải, trị số nồng độ bụi PM2,5 đo được nêu trên chỉ là trị số cực hạn đột xuất ở thời điểm bất thường.

Nguy cơ ung thư từ benzen do ô nhiễm và ống thải xe máy - Ảnh 1.
(Ảnh minh họa)

Thí dụ như lúc đó có cơn gió thổi tức thời mang theo nồng độ bụi lớn đi qua thiết bị đo chẳng hạn, không phải là trị số trung bình ngày (trung bình 24 giờ) nên không thể được xem là trị số đại diện của ngày hôm đó để đánh giá mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội.

Giáo sư đăng cho biết để đánh giá mức độ ô nhiễm của một địa phương vào một ngày cụ thể nào đó thì phải lấy trị số trung bình đo của 24 giờ liên tục ngày đó làm đại diện;

Đánh giá mức độ ô nhiễm năm thì phải căn cứ vào trị số trung bình đo của cả năm liên tục (365 ngày x 24 giờ đo) làm trị số đại diện.

Không thể lấy trị số đo tức thời bất thường ở một thời điểm và ở một địa điểm nào đó làm trị số đại diện để đánh giá mức độ ô nhiễm không khí trong ngày cho toàn thành phố được.

Giả thiết cho rằng, trị số PM2,5 đo được của Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội đã công bố là trị số trung bình ngày, thì trị số AQI ngày hôm đó cũng chỉ bằng 383µg/m3:150µg/m3 x 100 = 255;

So với các trị số của bảng 1 thì môi trường không khí ở Hà Nội cũng chỉ ở mức độ "ô nhiễm nặng" chứ không phải ở mức độ "ô nhiễm rất nặng, ô nhiễm nguy hiểm" như ở TP. Bắc Kinh.

Trong khi đó trị số AQI bụi của môi trường không khí Bắc Kinh lên tới 300, 500 và cao hơn nữa, ở mức ô nhiễm rất nặng, nguy hiểm.

Vào các ngày ô nhiễm như vậy chính quyền Bắc Kinh phải áp dụng biện pháp giảm bớt lượng ô tô hoạt động trong thành phố và tạm đình chỉ hoạt động của một số nhà máy có nguồn thải ô nhiễm không khí lớn, đồng thời khuyến nghị những người có nhạy cảm với ô nhiễm không khí thì không nên ra khỏi nhà.

Bụi đất nguy hiểm

Nguy cơ ung thư từ benzen do ô nhiễm và ống thải xe máy - Ảnh 2.
(Ảnh minh họa)

Giáo sư Đăng cho biết các chất ô nhiễm môi trường không khí ở Bắc Kinh có tính chất độc hại hơn các chất ở Hà Nội.

Theo kết quả phân tích thành phần bụi không khí của Hà Nội cho thấy, khoảng trên 50% bụi Hà Nội là thành phần bụi đất, còn thành phần bụi các-bon đen, được sản sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, có thể gây ra bệnh ung thư phổi, thì chỉ chiếm dưới 50%.

Ngược lại, ở Bắc Kinh ô nhiễm không khí không những phát sinh từ hoạt động giao thông và công nghiệp mà còn phát sinh từ rất nhiều lò đốt nước nóng dân dụng đốt than để sưởi ấm trong mùa đông, nên tỷ lệ thành phần bụi các-bon đen cao hơn.

Mặt khác ở Bắc Kinh môi trường không khí không những bị ô nhiễm nặng về bụi mà còn bị ô nhiễm nặng về khí SO2.

Theo nghiên cứu của GS Đăng, nguồn gây ra ô nhiễm bụi ở Hà Nội và các đô thị nước ta bao gồm:

- Bụi thải ra từ các ống xả của các phương tiện giao thông cơ giới, chủ yếu là từ các xe máy, mô tô những khí thải này sinh ra benzene và những loại vòng thơm có thể gây ung thư, viêm phế quản, tắc nghẽn phổi.

- Bụi phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ở bên trong và xung quanh thành phố;

- Bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng mới và sửa chữa các công trình nhà cửa, giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị;

- Bụi phát sinh từ sự rơi vãi, phát tán từ các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu rời, nhất là vận chuyển đất cát;

- Bụi phát sinh từ mặt đường và hè phố với chất lượng xấu, lại bị bẩn, mất vệ sinh và khi có gió thổi hay xe cộ chạy qua thì bụi sẽ bị cuốn theo bay lên, khuếch tán ra xung quanh đường phố.

Theo Tiểu Nhã (Soha.vn/Trí thức trẻ)