Gia đình

Dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi: Tưởng đúng, hoá ra sai trầm trọng!

Những quy tắc vệ sinh cơ thể hàng ngày không hề khó, nhưng đôi khi chúng ta có xu hướng làm sai cách. Những sai lầm này không chỉ lấy đi của chúng ta sắc đẹp mà còn là sức khỏe.

Những quy tắc vệ sinh cơ thể hàng ngày không hề khó, nhưng đôi khi chúng ta có xu hướng làm sai cách. Những sai lầm này không chỉ lấy đi của chúng ta sắc đẹp mà còn là sức khỏe.

1. Dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi - sai!

Dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi: Tưởng đúng, hoá ra sai trầm trọng! - Ảnh 1.
 

Lấy tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi là cách chúng ta đưa mầm bệnh vào cơ thể. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những bệnh truyền nhiễm vì việc dụi mắt bằng tay có thể gây ra bệnh viêm bờ mi.

Cách khắc phục: Bạn nên che miệng bằng giấy ăn rồi sau đó vứt nó đi. Nếu không có giấy ăn, có thể che miệng bằng mặt trong của khuỷu tay.

2. Không vệ sinh móng tay và dụng cụ cắt móng tay - sai!

Dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi: Tưởng đúng, hoá ra sai trầm trọng! - Ảnh 2.
 

Nhiều người thường xuyên rửa tay với nước và xà phòng nhưng lại bỏ qua công đoạn này với móng tay, đặc biệt là mặt bên trong của móng tay. 

Tương tự như vậy, dụng cụ cắt và giũa móng tay, nhất là khi dùng chung, cũng hiếm khi được vệ sinh kỹ càng. Những sai lầm này có thể gây ra bệnh nấm móng tay, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và thẩm mỹ của bạn.

Ngoài ra, có một lưu ý là phần biểu bì xung quanh móng tay của bạn có tác dụng chống viêm nhiễm nhưng khi đi làm đẹp ở các cửa hàng, nhân viên làm móng tay đã lấy đi phần nào biểu bì này.

Cách khắc phục: Vệ sinh móng tay và dụng cụ cắt móng tay thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn.

3. Kẻ vào bên trong viền mi dưới - sai!

Dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi: Tưởng đúng, hoá ra sai trầm trọng! - Ảnh 3.
 

Đầu chiếc bút chì kẻ mắt của bạn, đặc biệt là đầu chổi mascara là nơi tập trung nhiều vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm nếu nó tiếp xúc với niêm mạc mắt. Cùng với nước mắt, bút kẻ mắt tạo ra một môi trường thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi.

Cách khắc phục: Nếu muốn nhấn phần mi dưới của mắt, bạn hãy dùng phấn mắt và tán cách đường viền mi một đoạn.

4. Ngoáy mũi - sai!

Dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi: Tưởng đúng, hoá ra sai trầm trọng! - Ảnh 4.
 

Tay bạn chứa vô số vi khuẩn và nếu dùng tay ngoái mũi là bạn đang đưa chúng vào bên trong mũi của bạn.

Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu bạn đang bị ngạt mũi, vì sự viêm nhiễm có thể lây lan từ khoang mũi sang các hốc xoang và dẫn đến bệnh viêm xoang.

Cách khắc phục: Dùng dụng cụ xịt rửa mũi và rửa từng bên một để vệ sinh mũi.

5. Tắm bằng sữa tắm hàng ngày - sai!

Dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi: Tưởng đúng, hoá ra sai trầm trọng! - Ảnh 5.
 

Làn da bạn là nơi sinh sống của nhiều loại vi khuẩn có lợi, giúp bảo vệ cơ thể con người khỏi các viêm nhiễm và giữ cho nó đủ nước một cách tự nhiên.

Dùng sữa tắm hàng ngày sẽ phá vỡ lớp rào bảo vệ này, khiến cho cơ thể nhạy cảm hơn với nhiều loại vi khuẩn, khiến làn da trở nên khô hơn và có thể dẫn đến bệnh eczema.

Cách khắc phục: Việc dùng sữa tắm và xà phòng hàng ngày chỉ cần thiết với một số khu vực của cơ thể như tay, nách và khu vực từ thắt lưng trở xuống. Phần cơ thể bên trên nên dùng sữa tắm hai ngày một lần.

6. Dùng quá nhiều kem đánh răng - sai!

Dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi: Tưởng đúng, hoá ra sai trầm trọng! - Ảnh 6.

(Ảnh minh họa)

Kem đánh răng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn có một hàm răng trắng khỏe, phòng ngừa sâu răng. Tuy nhiên, không phải dùng càng nhiều kem đánh răng là tốt.

Dùng quá nhiều kem đánh răng sẽ làm cho các sợi lông bàn chải bị trượt đi trên bề mặt răng thay vì thật sự làm sạch chúng, giảm đáng kể tác dụng của việc đánh răng.

Cách khắc phục: Lượng kem đánh răng được khuyến cáo cho người lớn là bằng một hạt đậu, cho trẻ em thì chỉ bằng một hạt gạo.

7. Dùng quá nhiều dầu xả - sai!

Dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi: Tưởng đúng, hoá ra sai trầm trọng! - Ảnh 7.

(Ảnh minh họa)

Dầu xả chứa silicone và một số thành phần giữ ẩm khác có mục đích làm tóc mềm, mượt. Nhưng nếu cho quá nhiều dầu xả, tóc sẽ nhanh bị bẩn, bết. Nếu dầu xả tiếp xúc với phần da đầu, các lỗ chân lông sẽ bị tắc, dẫn đến sự nhờn ngứa, sinh ra gầu, nấm và ảnh hưởng tới sự phát triển của tóc.

Cách khắc phục: Dùng một lượng dầu thích hợp tùy theo độ dài và dày của tóc và chỉ nên thoa vào phần tóc khô, chẻ ngọn, không thoa lên da đầu.

Theo Thanh Hương (Soha/Trí Thức Trẻ)