Gia đình

Cách sơ cứu người say nắng hiệu quả

Thời tiết nắng nóng những ngày qua khiến nhiều người bị say nắng do vậy cần biết cách sơ cứu say nắng để cấp cứu cần thiết.

Thời tiết nắng nóng những ngày qua khiến nhiều người bị say nắng do vậy cần biết cách sơ cứu say nắng để cấp cứu cần thiết.

Bác sĩ Nguyễn Đức Vũ (trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhân Dân Gia Định TP.HCM) chia sẻ trên báo Tuổi trẻ, say nắng là hiện tượng rất thường gặp khi thời tiết nắng, nóng. Nếu không biết cách sơ cứu và điều trị, có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục, thậm chí tử vong.

Bác sĩ Vũ cũng cho biết, nếu gặp một người say nắng, cần chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.

Say nắng là hiện tượng thường gặp khi trời nắng nóng gay gắt. Ảnh minh họa.

Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể nhiều lần. Nếu nhiệt độ trên 38,5 độ C cần phải cho người bệnh uống thuốc hạ sốt. Do cơ thể mất khá nhiều nước và điện giải, nên cần cho người bệnh uống nhiều nước lọc, nước điện giải hoặc nước hoa quả.

Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất

Trường hợp nạn nhân vẫn không hết sốt sau khi thực hiện các biện pháp trên hoặc bị hôn mê không uống được nước, nôn liên tục và sốt tăng cao kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở hoặc bị co giật, ngất lịm thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý, trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

Tại đây, nạn nhân sẽ được truyền bù nước và điện giải cũng như các biện pháp hỗ trợ khác. Trong trường hợp nạn nhân sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Nếu có co giật phải dùng các thuốc chống co giật cho bệnh nhân. Trường hợp nạn nhân hôn mê có thể phải đặt ống nội khí quản thở máy.

Lưu ý: Một điều quan trọng là phải có các biện pháp dự phòng say nắng, say nóng. Đó là không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môitrường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức. Uống đầy đủ nước khi trời nóng hoặc lao động nặng. Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khilao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính,…Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò rất có ýnghĩa trong việc phòng chống say nắng, say nóng.

Theo Mạc Nhiên (Đời Sống & Pháp Luật)