Gia đình

Bữa cháo ăn dặm cho trẻ trên 8 tháng tuổi

Trẻ 5-7 tháng tuổi ăn bột với củ quả, nhưng sau 8 tháng nên ăn dặm đầy đủ 5 trong số 8 nhóm thực phẩm cơ bản.

 
Trẻ 5-7 tháng tuổi ăn bột với củ quả, nhưng sau 8 tháng nên ăn dặm đầy đủ 5 trong số 8 nhóm thực phẩm cơ bản.

Vitamin bảo đảm cho các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, phòng ngừa bệnh tật. Khoáng chất làm nhiệm vụ xúc tác hoạt động của các men trong cơ thể, cấu trúc lên một số bộ phận. Chất xơ ngừa táo bón, điều hoà hệ miễn dịch đường tiêu hoá.

Chế độ dinh dưỡng của bé phải cân đối mức năng lượng của thức ăn giàu đạm, béo, vitamin; cân đối tỷ lệ đạm động vật và thực vật; hài hòa chất béo động vật và thực vật; bổ sung bột đường vừa phải; giàu vitamin và khoáng chất.

Để có chế độ dinh dưỡng đúng và đủ, việc đa dạng hóa khẩu phần ăn cho bé là điều rất quan trọng. Nhiều bé không chịu ăn rau củ hay một vài loại thực phẩm nào đó. Nếu mẹ chiều con mà bỏ qua thì sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối dinh dưỡng, gây thừa cân béo phì hoặc thấp còi nhẹ cân.

bua-chao-an-dam-cho-tre-tren-8-thang-tuoi

Trẻ cần chế độ ăn cân bằng và đa dạng các nhóm chất.

Ngay từ bữa cháo ăn dặm lúc 8 tháng tuổi trở đi, mẹ cần cho bé làm quen với thực đơn đa dạng. Bé không chỉ được bổ sung đầy đủ các nhóm chất, mà còn phòng ngừa chứng “kén ăn” sau này. Nồi cháo của trẻ nên sử dụng đa dạng nguồn nguyên liệu. Khẩu phần nên có ít nhất 5 trong số 8 loại thực phẩm cơ bản. Đó là cá, thịt, trứng; ngũ cốc; các loại đậu, sữa và chế phẩm từ sữa; rau xanh, củ quả; dầu mỡ. Mẹ cũng cần lưu ý kết hợp theo tỷ lệ vừa phải tùy theo độ tuổi của bé.

Nếu bận rộn hoặc không thể tự nấu do phải đi xa, mẹ có thể mua các loại thực phẩm chế biến sẵn dành riêng cho bé từ thương hiệu uy tín. Trong một gói cháo tươi 240g cũng có đủ các thành phần dưỡng chất thiết yếu như chất đạm, béo, bột đường (carbonhydrate), chất béo chưa bão hòa omega-3, canxi, vitamin B (B1, B6, B9), chất xơ hòa tan… với tỷ lệ cùng mức cung cấp năng lượng vừa phải. Tùy theo sở thích của bé mà mẹ chọn hương vị phù hợp như thịt thăn - bí đỏ, bò - đậu hà lan - cà rốt, cá hồi - cải bó xôi, gà - cà rốt... để tạo hứng thú ăn ngon.

Mẹ lưu ý đừng ép trẻ ăn nhiều trong mỗi bữa, khiến bé sinh tâm lý chán ngán, sợ cháo. Thay vào đó, chỉ nên cho bé ăn lượng vừa phải kèm các bữa phụ để bảo đảm dinh dưỡng, đồng thời tạo không khí vui vẻ khi dùng bữa.

Theo An San (VnExpress.net)