Gia đình

6 cách để bảo vệ sức khoẻ dành riêng cho dân văn phòng

Đau cổ, vai, gáy, lưng có tới 75% nguyên nhân do ngồi sai tư thế.

Đau cổ, vai, gáy, lưng có tới 75% nguyên nhân do ngồi sai tư thế.

1. Đau chân

6-cach-de-bao-ve-suc-khoe-danh-rieng-cho-dan-van-phong

Không bắt chéo bàn chân hoặc cả chân khi ngồi làm việc. Bởi điều này làm cản trở sự lưu thông máu, siết chặt tĩnh mạch, gây khó chịu khiến chân bị tê và Hội chứng chân không yên (Restless Legs Syndrome).

Điều đầu tiên bạn cần làm là điều chỉnh ghế ngồi. Chân của bạn không nên ở vị trí "treo" và cạnh ghế không ấn dưới đầu gối. Tư thế đúng là đặt bàn chân của bạn trên sàn nhà hoặc giá đỡ đặc biệt sao cho chân ở góc hơn 90 độ một chút.

2. Đau lưng

6-cach-de-bao-ve-suc-khoe-danh-rieng-cho-dan-van-phong-1

- Độ sâu ghế ngồi phải phù hợp với chiều dài hông của bạn. Nếu bạn ngồi trên một chiếc ghế quá lớn, hãy đặt một chiếc gối dưới eo để hỗ trợ một phần. Như vậy, bạn sẽ không bị trượt người xuống và điều này hạn chế sự căng, đau cơ sau lưng.

- Ghế ngồi cần có lưng dựa thoải mái với một đường cong tự nhiên để lưng bạn không uốn thành hình dấu hỏi.

- Đừng vội vàng thay đổi tư thế đột ngột nếu cảm thấy không thoải mái. Hãy để cơ bắp của bạn thư giãn và từ từ trở về tư thế đúng.

3. Mỏi tay

6-cach-de-bao-ve-suc-khoe-danh-rieng-cho-dan-van-phong-2

Khi bạn làm việc ở máy tính, tay bạn phải hoạt động liên tục. Sự quá tải và tư thế để tay sai có thể gây đau đớn, dai dẳng cũng như hiện tượng tê tay vào buổi sáng.

Vị trí của vai và cánh tay chính xác nếu bàn phím và chuột ở ngang khuỷu tay. Cổ tay thẳng và không lật sang hai bên. Hai tay của bạn phải tạo một góc 90 độ với mặt bàn. 

4. Đau cổ

6-cach-de-bao-ve-suc-khoe-danh-rieng-cho-dan-van-phong-3

Để tránh đau cổ và đầu, điều quan trọng là phải để màn hình máy tính đúng vị trí. Nếu quá thấp, bạn sẽ có xu hướng phải trượt người xuống ghế để nhìn. Điều này làm tăng áp lực lên mặt trước của đĩa đệm, có thể dẫn đến thoát vị hoặc lồi đĩa đệm.

Bạn cần ngồi đúng tư thế trên ghế, nhắm mắt lại và thư giãn. Khi mở mắt ra, điểm trung tâm của màn hình phải ở ngay trước mắt bạn. Nếu cần thiết, hãy sử dụng một giá hỗ trợ để đẩy màn hình ngang tầm mắt. Điều này làm giảm áp lực lên cổ và mắt của bạn.

5. Mỏi và đau mắt

6-cach-de-bao-ve-suc-khoe-danh-rieng-cho-dan-van-phong-4

Khi làm việc với máy tính quá lâu, bạn có thể gặp một số vấn đề về thị giác như: mờ mắt, khô mắt, đỏ mắt. Sau đó là đau đầu và dễ cáu giận. Bạn cần:

- Điều chỉnh lại màn hình: Các bác sĩ cho rằng vị trí tối ưu là điểm chính giữa màn hình phải ngang tầm mắt và cách mặt bạn khoảng 50 cm.

- Chỉnh lại ánh sáng màn hình: Nếu bạn để máy tính cạnh cửa sổ, hãy di chuyển nó hoặc kéo rèm xuống. Bạn cần điều chỉnh ánh sáng, độ tương phản và kích thước chữ trên máy tính. 

- Sử dụng kính mắt đặc biệt: Cách này giúp hạn chế phần nào tác động của quang phổ từ màn hình máy tính. Mắt bạn sẽ bớt bị mỏi, thị lực được bảo vệ.

- Đừng quên các bài tập mắt: Cứ mỗi 20 phút nhìn vào máy tính, bạn nên nhìn ra ngoài cửa sổ hoặc một điểm ở xa khoảng 20 giây.

6. Tăng cân, béo phì

6-cach-de-bao-ve-suc-khoe-danh-rieng-cho-dan-van-phong-5

Nếu bạn có lối sống tính, ít vận động và thích ăn đồ ngọt, cholesterol sẽ tích tụ bên trong mạch máu, làm xuất hiện các cảm giác không thoải mái: đai, mệt mỏi ở chân và bàn chân, phù chân và huyết áp cao. Triệu chứng thường xuất hiện vào buổi tối.

Bạn nên dành thời gian tập thể dục mỗi ngày. Những bài tập đơn giản không quá 15 phút sẽ giúp bạn cải thiện thình bình. Ngoài ra, bạn hãy cố gắng đi bộ nhiều hơn và chú ý tới chế độ ăn uống lành mạnh.

Theo H.Nhi (Ngoisao.net)