Đời sống

Vì sao lời nói lại gieo nghiệp xấu?: Nói dối có thể bị "đọa vào địa ngục"

Nhiều người tưởng chừng nói dối là vô hại, nhưng thực ra nó có nhân quả rất khủng khiếp. Có những điều nói dối cực kỳ nghiêm trọng, khiến chúng ta bị "đọa vào địa ngục" như cách nói của nhà Phật.

Nhiều người tưởng chừng nói dối là vô hại, nhưng thực ra nó có nhân quả rất khủng khiếp. Có những điều nói dối cực kỳ nghiêm trọng, khiến chúng ta bị "đọa vào địa ngục" như cách nói của nhà Phật.
 

Theo Thượng tọa Thích Chân Quang, thường tôn giáo nào cũng dạy tín đồ của mình không được nói dối. Tuy nhiên, suốt cuộc đời một con người, không ai dám khẳng định rằng mình không nói dối một lần nào.

Chúng ta nói dối nhằm biện minh cho những hành động không đúng của mình để tránh bị phê phán, khiển trách. Dù cha mẹ, thầy cô luôn dạy ta không được nói dối nhưng họ lại không thể quản lý việc nói dối của ta. Chúng ta tưởng chừng nói dối là vô hại, nhưng thực ra nó có nhân quả rất khủng khiếp. Có những điều nói dối cực kỳ nghiêm trọng, khiến chúng ta bị đọa địa ngục.

Trong đạo Phật, nói dối còn gọi là “Vọng ngữ”. Đây là một trong những giới cấm của người xuất gia. Khi là một tu sĩ chính thức, cái giới nói dối không còn đơn giản nữa mà được chia làm 2 loại: Nói dối lặt vặt và nói dối nghiêm trọng. Trong đạo Phật, cái nói dối nghiêm trọng nhất là việc tự xưng mình chứng Thánh, tức là trong tâm tự ý thức rất rõ mình chưa phải Thánh, nhưng vì muốn nhận sự kính trọng của người khác, nên cố ý nói dối.

Ai phạm lỗi “Đại Vọng ngữ” này thì có thể hiện đời mắc phải quả báo điên loạn, bị mọi người kinh bỉ, khi chết đọa địa ngục.

 Nói dối có thể phạm vào tội bị đọa vào địa ngục. Ảnh minh họa

Nói dối có thể phạm vào tội bị đọa vào địa ngục. Ảnh minh họa

Một loại nói dối tầm thường hơn là để lừa gạt, để trục lợi hoặc làm chứng gian, tức cố ý, biết mình nói dối nhưng mà phải nói dối để dành được phần lợi nhiều hơn, thì cái người này mang tội và cái tội này rất gần với súc sinh, địa ngục khi chết. Có thể nói, việc làm chứng dối, hay nói dối là khuyết điểm mà con người dễ phạm nhất. Vậy để có thể không nói dối thì ta đừng làm gì sai lầm, phải giữ gìn cả một cuộc đời của mình trong cái chân chính, trong sạch.

Đức Phật có nói: “Khi một người mà sống đạo hạnh, trì giới, nếu cao hơn là chứng đạo thì người này bước vào một Hội chúng không có gì phải lo sợ”, bởi vì cuộc đời vị đó không phạm gì sai lầm. Giá trị ở chỗ là ta không làm gì sai lầm và ta không có gì phải nói dối. Người nào mà có thể tự nói rằng mình không nói dối thì thật sự cuộc đời của người đó đã đứng tới vị trí gần với bậc Thánh, mà không cần xem xét bao nhiêu tâm hạnh, bao nhiêu đạo đức hay giới luật khác, vì không nói dối thì cuộc sống phải cực kỳ chân chính.

Thường, nói dối rất vất vả vì ta phải che đậy, giấu diếm, lén lút. Tất cả chúng ta đều nói dối dù chúng ta rất đạo đức, kể cả thầy tu. Chúng ta luôn có động cơ chứng tỏ mình là người tốt trước mặt người khác. Đây chính là một sự giả dối trong mỗi con người chúng ta. Theo con số Thượng tọa đưa ra thì với người xấu - sự giả dối có thể lên tới 70 đến 80%, riêng người dù rất tốt nhưng sự giả dối vẫn còn từ 30 đến 40%.

 Thường nói dối rất vất vả vì ta phải che đậy. Ảnh minh họa

Thường nói dối rất vất vả vì ta phải che đậy. Ảnh minh họa

Chúng ta chưa phải Thánh, bên trong ta bí mật còn nhiều lỗi lầm, nhưng khi xuất hiện trước mọi người thì ta phải ăn mặc tươm tất, cười nói vui vẻ, đi đứng nghiêm trang, lúc nào ta cũng muốn chứng tỏ mình là người tốt. Đó là ta đã đóng kịch hết 30 – 40%. Sự giả dối này chỉ mất đi khi nào ta tu tới là một bậc Thánh, vì lúc này, ta sống trong sạch tự tận đáy lòng mình mà không cần diễn kịch. Nguyên nhân khiến chúng ta trở nên giả dối, diễn kịch giữa cuộc đời, chủ yếu là vì tiền và tình

Nói về nhân quả của sự chân thật, Thượng toạ chỉ dạy rằng: Người nói thật sẽ được quả báo học giỏi, hiểu được đạo lý; hiểu được sự thật. Còn người nói dối sẽ chịu cái nghiệp học không thông, không hiểu đạo lý. Khi ta hiểu được đạo lý thì trí tuệ ta sẽ biến thành sức mạnh của cuộc sống, giúp ta tránh được những hành động sai lầm, thoát được những cái nghiệp xấu về sau. Sức mạnh của cuộc sống chính là động thái “Dứt khoát”, vì khi ta biết quá rõ cái nào sai; cái nào đúng trong đường tơ kẽ tóc, và thấy tới cái nhân quả nên dứt khoát không làm.

Do vậy, một vị Thánh sống chân thật, không nói dối ở nhiều kiếp, nên quả báo là vị đó thông minh, trí tuệ, đạo đức và tỏ ngộ chánh Pháp. Khi ta nhìn vào cuộc đời, nhìn vào tâm của một bậc Thánh, sẽ thấy họ đẹp như một viên ngọc sáng. Nếu may mắn được gặp và quỳ lạy bậc Thánh đó thì là cả một niềm hạnh phúc lớn trong đời ta.
 

Theo Mạc Vi (Gia Đình & Xã Hội)