Đời sống

Giải mã "trai giống mẹ, khổ ba đời"

Trong cuộc nghiên cứu được triển khai tại Đại học Otago (New Zealand), các chuyên gia đã đưa ra các luận điểm để củng cố giả thuyết cho rằng trong cuộc chiến mang màu sắc giới tính, phụ nữ mới thật sự là phái mạnh.

Trong cuộc nghiên cứu được triển khai tại Đại học Otago (New Zealand), các chuyên gia đã đưa ra các luận điểm để củng cố giả thuyết cho rằng trong cuộc chiến mang màu sắc giới tính, phụ nữ mới thật sự là phái mạnh.

Giới khoa học đang cân nhắc nên đổi phụ nữ thành phái mạnh - Ảnh: debate.org

 
Thực tế đã chứng minh phụ nữ thường sống lâu hơn đàn ông. Tuy nhiên, điều này không phải do các ông làm việc, ăn chơi hoặc rượu chè quá mức, mà lỗi này thuộc về ADN được truyền lại từ người mẹ. Giới chuyên gia di truyền gọi đây là “lời nguyền của mẹ”, do các gien “tạo phản” có thể gây nên vô số vấn đề cho sức khỏe đàn ông. Từ đó rút ra được rằng đàn ông thực ra là phái yếu hơn, và có thể giải thích được tại sao phụ nữ thường sống thọ hơn. Nếu xét về mặt thống kê, các chuyên gia New Zealand cũng có phần đúng bởi dựa trên dữ liệu của Eurostat (văn phòng thống kê của Liên minh châu Âu), tuổi thọ trung bình của nữ giới phải hơn 5,5 năm so với nam giới.

Để rút ra kết luận trên, các chuyên gia của Đại học Otago tiến hành nghiên cứu ruồi giấm và cá trong hơn một thập niên, với kết quả thu được cho thấy những đột biến trên ADN chỉ trở nên có hại khi được truyền từ mẹ sang con trai, theo trang tin DM. Trong khi đó, trời phú cho các cô con gái có được năng lực miễn dịch đối với gien “tạo phản” khi nhận chúng từ mẹ, nhưng khi truyền sang con trai, các đột biến trên ADN có thể khiến chúng gặp những vấn đề về tim mạch, não bộ, cơ bắp và thần kinh. Tất nhiên, Giáo sư Gemmell cũng nói rõ rằng cần thêm các yếu tố khác để giải thích tại sao phụ nữ lại sống thọ hơn đàn ông, và cánh đàn ông không thể nào cứ đổ lỗi thừa hưởng gien xấu từ mẹ mình.
 
>> Trẻ em mang đến những gì cho bố mẹ?
>> Bí quyết để không phải tất bật với con mỗi sáng

Theo Phi Yến (Thanh Niên Online)