Đời sống

Chuyện ngược đời của anh chồng Tây biết vợ không có khả năng sinh con lại càng động viên, nâng niu vợ như bà hoàng

Dù đây là cuộc hôn nhân thứ 2 và chị không có khả năng sinh con để xây hạnh phúc gia đình theo chuẩn khuôn mẫu, nhưng chị Kim Anh vẫn được chồng Tây yêu chiều hết mực để bù đắp cho những nỗi buồn của vợ.

Đã từng đi qua một lần đổ vỡ, gạt nước mắt từ nỗi đau cũ, chị Kim Anh tự tạo cho mình một chuyến đi để lấy lại năng lượng. Trong chuyến du lịch nước Anh chị tình cờ gặp một người đàn ông hiền lành, tốt bụng và sau này người đàn ông đó cũng là chồng hiện tại của chị. 

Cho đến bây giờ đã có 13 năm hôn nhân cùng anh Lain, người hơn chị 15 tuổi, nhưng anh tâm lý và yêu chiều vợ hết mực, là người lau nước mắt cho chị những khi chị nhớ nhà, chứ chưa bao giờ khiến chị phải rơi lệ.

Chuyện ngược đời của anh chồng Tây biết vợ không có khả năng sinh con lại càng động viên, nâng niu vợ như bà hoàng

Khi sang Anh sống cùng chồng, lúc thấy chị buồn nhớ Việt Nam, là ông xã bảo chị đi shopping đi cho khuây khỏa. Mỗi lần chị đi mua sắm hay đi chơi về, tuy biết vợ có chìa khóa nhưng chồng chị nghe tiếng xe ôtô của vợ là đã tự động ra mở cửa cho vợ với nụ cười tươi.

Chồng chị Kim Anh rất thương vợ, đôi lúc thấy vợ có vẻ mệt mỏi, chồng chị đều giục: "Em lên giường đi ngủ đi, đừng lo lắng gì chuyện nấu bữa tối, anh tự lo được". Khi đã vào giường nằm thì chồng chị lại mang đến một cốc trà nóng để ở trên bàn cạnh giường và ngồi bên cạnh hỏi vợ thấy có ổn không, những lúc như vậy chị Kim Anh cảm thấy rất ấm lòng và xúc động, cảm giác mình được nâng niu như nữ hoàng vậy. 

Mọi bữa ăn hàng ngày, khi chị nấu cơm, ăn xong thì chồng chị luôn là người rửa bát, văn hóa Châu Âu các ông chồng cùng làm việc nhà hay vào bếp cùng với vợ vui vẻ... Cũng có lúc vợ chồng giận nhau thì chồng chị luôn mang về bó hoa đẹp để xin lỗi vợ dù bất cứ nguyên nhân là do ai.

Đó chỉ là một số chi tiết trong cuộc hôn nhân lần thứ 2 rất ngọt ngào như thế của chị Kim Anh. Tuy nhiên, chị cũng có nỗi buồn khi bản thân mình không thể làm mẹ, thế nhưng dường như điều này cũng không cản trở đến hạnh phúc gia đình chị. Người động viên, mang lại hạnh phúc cho chị cũng vẫn là chồng mình.

Chuyện ngược đời của anh chồng Tây biết vợ không có khả năng sinh con lại càng động viên, nâng niu vợ như bà hoàng - 1

Chị Kim Anh tâm sự: "Hai vợ chồng mình hiện nay tuy rằng không có con nhưng 13 năm nay kể từ ngày kết hôn, cả hai vợ chồng đều sống với nhau hòa hợp, thương yêu nhau. Chồng mình là người có hai dòng máu pha trộn Anh và Scotland. 

Lỗi không có con đến từ phía mình, vì mình bị lạc nội mạc tử cung, nhưng không vì như vậy mà chồng mình hay gia đình chồng có sự thay đổi cư xử khác biệt với mình, ngược lại biết mình không thể có con và không được quyền làm mẹ, chồng mình càng yêu thương mình nhiều hơn. 

Không có con thì vợ chồng mình nuôi một bé chó cún rẩt đáng yêu mũm mĩm, vợ chồng mình coi bé và chăm sóc bé như con của mình, bé cún đuoc xem là một thành viên quan trong không thể thiếu trong gia đình mình. 

Khi biết mình không có khả năng sinh nở, vợ chồng mình cũng có chút buồn. Nhưng sau đó cả hai vợ chồng đều nghĩ là, những chuyện đó bỏ lại phía sau, không buồn nữa, vợ chồng sống với nhau hiện tại vui vẻ, hạnh phúc, đó mới là điều quan trọng. Còn việc con cái, có thì là niềm vui, mà không có thì cũng không sao".

Chuyện ngược đời của anh chồng Tây biết vợ không có khả năng sinh con lại càng động viên, nâng niu vợ như bà hoàng - 2
Chị Kim Anh cùng chú cún con thân thiết như con trong gia đình.

Chị Kim Anh cho biết cảm thấy mình thật may mắn khi chồng và gia đình nhà chồng có quan niệm suy nghĩ rất nhẹ nhàng về chuyện không sinh được con mà lỗi là do chị. 

Chị kể: "Chồng và các em của chồng từ khi biết mình không thể sinh nở đựợc, chồng thì ngày càng yêu thương mình hơn, luôn tôn trọng mình, cho mình quyết định mọi việc cũng như những việc mua sắm cho gia đình. 

Từ ngày thấy bé chó cún làm cho mình vui hơn, chồng mình cũng vui lắm. Còn gia đình chồng, các em chồng thì cũng vậy, vẫn quý mến mình, không có sự thay đổi gì, không có nói gì và không gây áp lực gì cho mình cả".

Chị Kim Anh tâm sự về hoàn cảnh riêng của mình như thế, chị có nỗi buồn riêng nhưng cũng thấy trong cái rủi có cái may, vì không ai từ chồng cho đến gia đình nhà chồng có quan niệm nặng nề về chuyện có con cái gây áp lực cho chị. 

"Có con thì vui, mà không có cũng không sao, thậm chí có nhiều cặp đôi ở đây lấy nhau, họ còn giao hẹn với nhau không có con, để tiện cho việc đi du lịch", chị nói dù nguyên nhân là do mình nhưng vì sự động viên và chăm chút của chồng cũng như mọi người trong gia đình chồng mà chị đã không còn chút mặc cảm nào nữa và sống thực sự vui vẻ.

Nói thêm về cuộc sống ở đây, chị Kim Anh cho biết hầu như tất cả các cặp vợ chồng Tây ở đất nước này, khi sinh con ra, chỉ sống chung với con đến khi con 17 hoăc 18 tuổi là các con rời xa cha mẹ và thuê nhà ra ở riêng sống tự lập. 

Văn hóa, thói quen sống của họ là: mình sống cho mình là chính, trách nhiệm và nghĩa vụ nuôi con đến khi con trưởng thành thì các con tự ra ngòai sống tự lập không dựa dẫm vào cha mẹ. Kể cả khi con kết hôn, ví dụ con có mời cha mẹ về sống cùng chung trong một mái nhà cha mẹ cũng chẳng muốn vì họ cũng muốn sống riêng biệt. 

Vì thế hầu hết tất cả các cha mẹ Tây ở bên này là khi về già chỉ có hai người sống cùng nhau, ai thích đến nhà dưỡng lão sống thì đến, mà không thích thì sống ở nhà, có đội ngũ nhân viên chăm sóc người già, họ đến tận nhà chăm sóc, làm cho các bữa ăn, sáng, trưa, tối.

Chuyện ngược đời của anh chồng Tây biết vợ không có khả năng sinh con lại càng động viên, nâng niu vợ như bà hoàng - 3

Nói thêm về văn hóa và cuộc sống ở trời Tây này để chị Kim Anh lý giải về việc không có con mà không cảm thấy áp lực. Ở đây nhà dưỡng lão không bị quan niệm là hắt hủi cha mẹ như ở Việt Nam. 

Văn hóa người bên này, khi về già là đến nhà dưỡng lão ở, ở đó có đội ngũ y tá, bác sĩ, nhân viên chăm sóc rất tốt. Con cái sống ở nơi khác, chỉ thỉnh thoảng đến thăm cha mẹ thôi, nếu ở gần nhà cha mẹ thì hàng ngày sang thăm.

Chị vui vẻ cho biết tại đất nước này, nếu họ thấy một người phụ nữ lấy chồng mà không có con, họ cũng chẳng đánh giá, chẳng bàn tán gì hết. Họ cũng không bao giờ hỏi han gì về vấn đề bạn có bầu hay chưa, chỉ trừ khi nếu bạn có bầu, bạn nói với họ thì họ mới biết và họ nói lời chúc mừng. 

Vì theo văn hóa của họ, việc người phụ nữ có bầu hay không đó là việc tế nhị, riêng tư, nếu người ở nước khác sang, không hiểu văn hóa mà lỡ hỏi thăm họ là: "Chị có bầu chưa, hay lâu thế mà không thấy chị có bầu?", thì sẽ bị cho đó là câu hỏi thô lỗ. Khác với Việt Nam mình, hỏi thăm như vậy thì đó là tình cảm là sự quan tâm.

"Còn về phía mình, kể từ khi biết mình không thể có con được nữa. Mình cũng có chút buồn, nhưng mình gạt bỏ nỗi buồn đó lại phía sau, mình nghĩ tích cực, sống vui vẻ, vô tư. Cả mình và ông xã đều quan niệm suy nghĩ giống nhau. 

Đó là cả hai người đều có tình thương yêu, tình nghĩa thì mới đến làm bạn trăm năm với nhau, vì thế cuộc sống hiện tại vui vẻ, hạnh phúc của vợ và chồng mới là điều quan trọng, có con thì cũng tốt, mà không có thì cũng không sao", chị chia sẻ.

Về một số câu chuyện ở Việt Nam mà chồng bỏ vợ vì vợ không thể mang bầu hoặc vợ phải cắn răng chọn vợ mới cho chồng chị Kim Anh cũng cảm thấy có phần xót xa. Đó là những việc ngoài ý muốn nhưng do quan niệm mà thành ra phụ nữ là người phải chịu khổ sở. 

Áp lực đến từ nhiều phía, từ quan niệm, từ chính người chồng, gia đình, họ hàng, xã hội đã biến phụ nữ vô tình thành người đã đau lại còn đau hơn với nỗi bất hạnh của chính mình.

Theo Đỗ Xuyên (Helino)