Đời sống

Bất ngờ trước độ chịu chi của phụ nữ xưa mỗi dịp Tết đến, nửa tháng lương cũng không tiếc tay cho thứ mốt này!

Cả năm mới có ba ngày Tết, nói gì thì nói chị em cũng phải sắm sửa cho xinh tươi, mới mẻ.

Thời nào cũng vậy, Tết là dịp cả năm có một lần nên tâm lý chị em luôn muốn mình phải thật xinh đẹp và rạng rỡ. Xưa kia công chức chỉ được nghỉ 3 ngày Tết, tiền cũng không có nhiều nên sắm sửa làm đẹp cũng vô cùng đơn giản. Nhưng đơn giản không có nghĩa là không đẹp! 

Bất ngờ trước độ chịu chi của phụ nữ xưa mỗi dịp Tết đến, nửa tháng lương cũng không tiếc tay cho thứ mốt này!

Phi dê lên ngôi, tóc đen dài lép vế

Giai đoạn này, mốt tóc phi dê làm mưa làm gió và trở thành thương hiệu của phụ nữ những năm 80, 90. Chị em khá giả thì ra làm tiệm, mỗi lần cũng lên đến 20 đồng tức là gần nửa tháng lương. Còn nếu tiết kiệm hơn thì hơ nóng chiếc đũa cả hoặc cái kẹp than rồi tự uốn tóc mình thành lọn. Ừ thì cũng thành xoăn đấy, nhưng "tai nạn" vặt như bỏng tai, cháy lông mày cũng là chuyện bình thường.

Bất ngờ trước độ chịu chi của phụ nữ xưa mỗi dịp Tết đến, nửa tháng lương cũng không tiếc tay cho thứ mốt này! - 1
Tóc phi dê là phiên âm tiếng Việt của chữ frisés (cheveux frisés), có nghĩa là tóc uốn xoăn trong tiếng Pháp (Ảnh: Internet).
Bất ngờ trước độ chịu chi của phụ nữ xưa mỗi dịp Tết đến, nửa tháng lương cũng không tiếc tay cho thứ mốt này! - 2
Tiệm làm đầu những năm 90 trở nên đông đúc hơn vào những ngày giáp Tết (Ảnh: Internet).

Với những phụ nữ chuộng tóc thẳng chân phương thì đầu tư một nồi nước bồ kết, hương nhu là điều tất yếu. Đêm 30 Tết, các cô sẽ tắm gội nước lá mùi cho thật sạch, thật thơm rồi quấn khăn len nhiều vòng sao cho tóc ép vào cổ, sáng hôm sau có một mái tóc duỗi thẳng ưng ý. Nếu thích xoăn nhẹ kiểu xù mì chị em sẽ tết tóc nhân lúc còn hơi âm ẩm, để qua một đêm và gỡ ra, thế là khỏi tốn tiền ra tiệm. 

Bất ngờ trước độ chịu chi của phụ nữ xưa mỗi dịp Tết đến, nửa tháng lương cũng không tiếc tay cho thứ mốt này! - 3
Mái tóc đen dài ướp hương bồ kết, hương bưởi của phụ nữ ngày xưa (Ảnh: Internet).

 Má phấn Bông Lúa, môi điểm son gió Thái Lan

Đã là ngày Tết, nhất là con gái khi ra đường không thể thiếu ít son gió Thái Lan và điểm thêm chút phấn Bông Lúa. Son gió Thái Lan với hai loại vỏ đỏ và vỏ xanh, lúc mới đánh thì chẳng thấy lên màu nhưng chỉ cần ra ngoài là ửng đỏ ngay. Loại son này thường được chị em tích hợp thêm chức năng phấn má, thực là nhất cử lưỡng tiện.

Bất ngờ trước độ chịu chi của phụ nữ xưa mỗi dịp Tết đến, nửa tháng lương cũng không tiếc tay cho thứ mốt này! - 4
Chị em đặc biệt yêu thích lối trang điểm nhấn vào môi và hàng lông mày vừa cong vừa mỏng như lá liễu (Ảnh: Internet).
Bất ngờ trước độ chịu chi của phụ nữ xưa mỗi dịp Tết đến, nửa tháng lương cũng không tiếc tay cho thứ mốt này! - 5
Vì phải ra gió mới lên màu nên chỉ cần hơi quá tay là đôi môi sẽ đậm đến mức không thể cứu vãn, đặc biệt là trong tiết trời se lạnh của miền Bắc (Ảnh: Internet).

Nếu ngày nay chị em phụ nữ có đủ kem nền, kem lót, phấn nước phù hợp với từng tông da khác nhau thì xưa chỉ có một lựa chọn duy nhất là phấn Bông Lúa. Tông màu duy nhất của phấn là trắng bệch, thế nên ai lỡ chấm hơi quá tay là mặt trắng như... bột mì.  

Bất ngờ trước độ chịu chi của phụ nữ xưa mỗi dịp Tết đến, nửa tháng lương cũng không tiếc tay cho thứ mốt này! - 6
Phấn Bông Lúa trứ danh ngày ấy, tuy công nghệ mỹ phẩm chưa phát triển như bây giờ nhưng phấn có mùi thơm rất tự nhiên, mỏng và nhẹ, dễ tán trên mặt (Ảnh: Internet).

Chính vì độ trắng cực cao cộng với thỏi son Thái Lan khó kiểm soát, nguy cơ xảy ra sự cố quá tay khi điểm trang là hoàn toàn có thể xảy ra. Cụm từ "mắt xanh mỏ đỏ" cũng xuất phát từ thời kỳ này và tồn tại đến tận ngày nay.

Bất ngờ trước độ chịu chi của phụ nữ xưa mỗi dịp Tết đến, nửa tháng lương cũng không tiếc tay cho thứ mốt này! - 7
Sự cố kinh điển khi dùng son gió Thái Lan và phấn Bông Lúa (Ảnh: Internet).

Quần loe chất ngất, ống vẩy thịnh hành

Sau giải phóng, mốt quần loe trở nên phổ biến với cả nam lẫn nữ. Phần trên phải thật bó, phần dưới thật loe mới được gọi là sành điệu hợp xu hướng. 

Bất ngờ trước độ chịu chi của phụ nữ xưa mỗi dịp Tết đến, nửa tháng lương cũng không tiếc tay cho thứ mốt này! - 8

Tuy nhiên sau khi bị xếp vào văn hóa lai căng, không phù hợp với tình hình khó khăn chung của đất nước và bị phản đối ở nhiều nơi, mốt quần loe đã được tiết chế lại thành dạng quần ống đứng và ống vẩy. Với độ loe ít và phần cạp cao hơn, mốt quần này được cả đàn ông và phụ nữ đón nhận. 

Bất ngờ trước độ chịu chi của phụ nữ xưa mỗi dịp Tết đến, nửa tháng lương cũng không tiếc tay cho thứ mốt này! - 9
Kết hợp với quần ống đứng dáng hơi thụng là áo sơ mi cổ bẻ ve, màu trơn hoặc chấm bi (Ảnh: Internet).
Bất ngờ trước độ chịu chi của phụ nữ xưa mỗi dịp Tết đến, nửa tháng lương cũng không tiếc tay cho thứ mốt này! - 10
Với quần ống vẩy, tầng lớp khá giả thời đó có thêm sự lựa chọn với áo tông màu cam nhạt, nâu nhạt, họa tiết hoa hoặc mắt cáo, kẻ, chấm bi (Ảnh: Internet).
Bất ngờ trước độ chịu chi của phụ nữ xưa mỗi dịp Tết đến, nửa tháng lương cũng không tiếc tay cho thứ mốt này! - 11
Hoặc chỉ đơn giản là áo sơ mi trơn màu, cổ chữ V nhẹ nhàng là đủ cây đồ đi chơi Tết và thăm thú họ hàng (Ảnh: Internet).
Bất ngờ trước độ chịu chi của phụ nữ xưa mỗi dịp Tết đến, nửa tháng lương cũng không tiếc tay cho thứ mốt này! - 12
Đến những năm 82, chị em miền Bắc chịu ảnh hưởng của phong cách sàn nhảy disco nên quần jean ống vẩy lên ngôi, tuy không phổ biến như quần vải nhưng nó cũng là một thứ mốt được nhiều người ưa chuộng (Ảnh: Internet).

Nhà ai cũng nhỏ, bàn thờ cũng chẳng bề thế như bây giờ nên chuyện bày biện dọn dẹp không tốn mấy thời gian. Chiều 29 30, chị em cùng nhau đi chợ Bưởi, phố cổ mua cành đào nhỏ, chiếc lược bí; thêm ít hạt dưa và bánh kẹo; vài bông cúc, thược dược, đồng tiền; thêm vài quả pháo để dành đốt đêm giao thừa là tròn trịa. 

Bất ngờ trước độ chịu chi của phụ nữ xưa mỗi dịp Tết đến, nửa tháng lương cũng không tiếc tay cho thứ mốt này! - 13
Chợ Tết xưa (Ảnh: Internet).
Bất ngờ trước độ chịu chi của phụ nữ xưa mỗi dịp Tết đến, nửa tháng lương cũng không tiếc tay cho thứ mốt này! - 14
Chợ ngày xưa với những món hàng bình dân nhưng lại là ước ao của biết bao người (Ảnh: Internet).

Tuy tiếng pháo đầu ngõ đã không còn phổ biến, tiếng đài radio lẹt xẹt vang lên lời chúc của chủ tịch nước đã lùi xa nhưng ký ức về những ngày đón Tết vẫn còn nguyên trong tâm trí những người đã cũ. Một năm mới lại về, chị em hãy cùng chia sẻ những kỷ niệm xưa nào!

Theo Tưởng Ký (Helino)