Công nghệ

Những trào lưu nguy hiểm lan truyền trên Internet vài năm qua

Những thử thách nguy hiểm bắt nguồn từ mạng xã hội như YouTube, Facebook, Twitter gây ra hậu quả khó lường. Một vài trong số đó đã gây ra tai nạn chết người.

 Thử thách Momo là trò đe dọa trên mạng nhắm vào trẻ em thông qua Facebook, WhatsApp và YouTube. Momo là một tác phẩm điêu khắc ở Nhật Bản mang tên "Chim Mẹ" và nó không có thật.

Những trào lưu nguy hiểm lan truyền trên Internet vài năm qua
Thử thách Cá voi xanh bắt nguồn ở Nga từ năm 2016, thử thách dần lan rộng ra khắp thế giới. Trò chơi này yêu cầu người chơi phải thực hiện hàng loạt thử thách trong vòng 50 ngày, vào lúc 4h sáng mỗi ngày. Người chơi buộc phải thực hiện những hành vi từ bình thường đến nguy hiểm. Ngày thứ 50, người chơi sẽ được công nhận là "người chiến thắng" khi tự kết liễu cuộc đời. Thử thách gây ra nhiều vụ tự sát tại Nga và các nước Châu Âu.
Những trào lưu nguy hiểm lan truyền trên Internet vài năm qua - 1
Ăn bột giặt: Đầu năm 2018, hàng loạt video giới trẻ Mỹ ăn viên bột giặt (tide pod) trở nên viral trên YouTube với hơn 100.000 lượt xem. Trò chơi thách thức người chơi tự quay video ngậm viên bột giặt với thời gian từ 1-2 phút. Thử thách lan truyền rộng rãi đến nỗi Tide, hãng sản xuất bột giặt lớn nhất thế giới phải đăng video truyền tải thông điệp người trẻ nên dừng lại.
Những trào lưu nguy hiểm lan truyền trên Internet vài năm qua - 2
Thử thách Kiki: Trào lưu lấy cảm hứng từ bài hát "In my feelings" của rapper Drake. Lúc đầu, trò chơi chỉ là phong trào nhảy trên nền nhạc của thần tượng nhưng trào lưu dần biến tấu một cách nguy hiểm. Người chơi phải lao xuống khi ôtô đang chạy, tiếp đất và nhảy song song với chiếc xe. Đặc biệt, bạn không được để xe bỏ lại mình. Tài xế phải điều khiển xe với tốc độ vừa phải, nhằm không làm khuất người kia. Bộ Giao thông đường bộ Mỹ phải vào cuộc cảnh báo mọi người dừng trào lưu nguy hiểm.
Những trào lưu nguy hiểm lan truyền trên Internet vài năm qua - 3
Thử thách Ice Bucket: Bắt đầu từ năm 2014, thử thách được khởi xướng nhằm gây quỹ cho việc nghiên cứu chứng bệnh xơ cứng teo cơ (ALS). Trò chơi thu hút nhiều người nổi tiếng tham gia như Bill Gate, Mark Zuckerberg, Barrack Obama... Chiến dịch đã thu về số tiền lên đến 115 triệu USD nhưng đã có một số trường hợp người chơi nhập viện do tai nạn hoặc sốc nhiệt.
Những trào lưu nguy hiểm lan truyền trên Internet vài năm qua - 4
Thử thách ăn ớt: Thử thách cũng được khởi xướng gây quỹ cho dự án chữa chứng bệnh cơ cứng teo cơ một bên (ALS) vào đầu năm 2018. Shaquile O'Neal, ngôi sao bóng rổ nổi tiếng thế giới là người đầu tiên thực hiện thử thách. Trên Twitter cá nhân của anh, có hàng triệu lượt retweet và bắt chước theo trào lưu. Theo NYTimes, mức độ của trò chơi ngày càng gia tăng khi mọi người thách thức nhau ăn Carolina Reaper, quả ớt cay nhất thế giới. Sau đó, Bộ y tế Mỹ thông báo 2 trường hợp nhập viện và tử vong sau khi thực hiện thử thách. Triệu chứng sau khi ăn trái ớt là "cay nổ não" và "co thắt động mạch".
Những trào lưu nguy hiểm lan truyền trên Internet vài năm qua - 5
Thử thách Kylie Jenner Trào lưu bắt chước bờ môi dày gợi cảm của Kylie Jenner tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm tàng nhiều hiểm họa. Trò chơi thách thức người trẻ sử dụng các đồ dùng như ly tách, chai lọ, hít thật mạnh để "bơm môi". Từ khóa hashtag #kyliejennerchallenge có hàng triệu lượt tweet và chia sẻ trên Twitter và Instagram. Theo Babbletop, trò chơi có khả năng tổn thương vĩnh viễn vùng cơ môi và mạch môi, gây nên những vết thương không thể chữa lành.
Những trào lưu nguy hiểm lan truyền trên Internet vài năm qua - 6
Thử thách bóp cổ: Trò chơi thách thức người dùng quay phim bản thân tự bóp cổ hoặc nhờ người khác thực hiện cho đến khi bản thân sắp ngất xỉu. Người dùng miêu tả cảm giác khi thực hiện thử thách là "hưng phấn như dùng thuốc". Theo Time, nhiều trường hợp tử vong bởi không biết cách dừng lại đúng lúc đã được thông báo, đa số nạn nhân nằm ở độ tuổi 10-15.

Nhân vật có tên là "Momo" với vẻ ngoài kinh dị, xuất hiện trên các kênh YouTube dành cho trẻ em khiến trẻ sợ hãi.

Theo Anh Thi (Tri Thức Trực Tuyến)