Chuyện lạ

Phát hiện tượng Đức Mẹ Đồng Trinh “khóc ra máu” ở Mexico

Bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh quàng khăn màu trắng, trên đầu có vương miện, và một chất lỏng màu đỏ chảy ra từ mắt đã khô.

Bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh quàng khăn màu trắng, trên đầu có vương miện, và một chất lỏng màu đỏ chảy ra từ mắt đã khô.
 
Phát hiện tượng Đức Mẹ Đồng Trinh “khóc ra máu” ở Mexico - 1

Một người đàn ông đã choáng váng khi phát hiện bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh Maria đang “khóc ra máu” trong nhà của ông.

Người đàn ông sống tại Jalisco, Mexico, cho biết bức tượng đã khóc trong bốn tháng qua - một hiện tượng nhiều người Công giáo coi là dấu hiệu của Thiên Chúa.

Bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh quàng khăn màu trắng, trên đầu có vương miện, và một chất lỏng màu đỏ chảy ra từ mắt đã khô. Chủ nhân bức tượng khẳng định đây là máu khô.

Tuy nhiên, vị trí chính xác của bức tượng đang được giữ bí mật và công chúng không được phép đến thăm, người đàn ông nói với kênh tin tức Telemundo.

Phát hiện tượng Đức Mẹ Đồng Trinh “khóc ra máu” ở Mexico - 2
Người đàn ông sống tại Jalisco, Mexico, cho biết bức tượng đã khóc trong bốn tháng qua

Anh lo ngại rằng đám đông có thể hành hương đến để xem bức tượng, giống như sự việc từng xảy ra ở thị trấn Floridablanca, Colombia đầu năm nay.

Nhiều người xem ảnh bức tượng tin rằng đây là một phép màu.

Ana Cristina Jimenez bình luận: "Tôi thấy Đức Mẹ Đồng Trinh có nước mắt bằng máu. Tôi rất ngạc nhiên. Tôi cảm thấy vui, buồn, cảm xúc rất hỗn độn”.

Miryan Quintero, một phụ nữ khác sống tại địa phương, nói thêm: "Tôi tin đây là thật. Đức Trinh Nữ vẫn còn sống trên thiên đường. Tôi biết bà ấy có thật’.

Phát hiện tượng Đức Mẹ Đồng Trinh “khóc ra máu” ở Mexico - 3
Bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh quàng khăn màu trắng, trên đầu có vương miện, và một chất lỏng màu đỏ chảy ra từ mắt đã khô

Giáo Hội Công Giáo không bình luận về nguy cơ xảy ra cuộc hành hương bất ngờ, mặc dù tổng giám mục của thành phố Bucaramanga gần đó đã kêu gọi “cần thận trọng”.

Vẫn chưa rõ liệu Thành Vatican có coi bức tượng khóc ra máu này là một phép màu hay không. Chỉ có một số lượng rất nhỏ các sự việc tương tự được Giáo Hội chấp nhận như một phép màu hợp lệ, trong khi nhiều người khác cho rằng đây là trò lừa bịp.


Theo Trà My (Dân Việt)