Chuyện lạ

Những hiện tượng tự nhiên kỳ lạ nhất thế giới

Hồ Hillier quanh năm màu hồng, núi lửa Kawah phun trào lửa xanh vào đêm hay "con mắt của Sahara" với kích thước khổng lồ là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú.

Hồ Hillier quanh năm màu hồng, núi lửa Kawah phun trào lửa xanh vào đêm hay "con mắt của Sahara" với kích thước khổng lồ là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú.

Cashiers là một thị trấn ở trung tâm vùng núi Blue Ridge ở Bắc Carolina (Mỹ). Cứ 17h30 hằng ngày, từ cuối tháng 10 tới đầu tháng 11, mọi người có thể nhìn thấy bóng râm có hình dạng một chú gấu khổng lồ khi nhìn từ trên cao. Hiện tượng này lặp lại trong giai đoạn từ giữa tháng 2 tới đầu tháng 3 hàng năm và trở thành điểm đặc biệt của vùng. Ảnh: Huffington Post

 

Một trong những hiện tượng tự nhiên đặc biệt nhất là Bắc cực quang. Cực quang hình thành do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh để sản sinh ra luồng ánh sáng đa sắc màu. Hiện tượng này thường xảy ra từ tháng 9 tới đầu tháng 4 năm sau tại một số nơi như Canada, Alaska, Iceland và phía bắc Scandinavia. Ảnh: Telegraph

 

Sau khi trận lụt tấn công ngôi làng Sindh của Pakistan hồi năm 2010, hàng triệu con nhện xuất hiện, giăng tơ lên cây và hình thành nên cảnh tượng kỳ lạ. Ảnh: National Geographic

 

Hillier tọa lạc tại Rechercha Archipelago của Australia không phải là hồ nước duy nhất có màu hồng trên thế giới. Tuy nhiên, trong khi những hồ màu hồng khác thay đổi màu sắc theo nhiệt độ, Hillier giữ nguyên sắc hồng quanh năm. Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa có lời giải đáp xác đáng, dù nhiều người cho rằng vi khuẩn ưa mặn có màu đỏ tạo nên màu sắc đặc trưng cho Hillier. Ảnh:Conde Nast Traveler

 

Gruner See (Hồ Xanh) là công viên nằm dưới chân núi phủ tuyết Hochschwab ở Áo. Vào mùa đông, mực nước ở đây chỉ đạt xấp xỉ 2 m. Trong khi vào mùa hè, tuyết từ ngọn núi xung quanh tan chảy, kéo mực nước lên cao tới 12 m. Ảnh: Huffington Post

 

Nhiều nơi như Puerto Rico và Maldives, thực vật phù du phát quang tạo ra các vùng nước tuyệt đẹp. Ảnh: National Geographic

 

Khoảng 1,5 triệu con dơi xuất hiện trên bầu trời thành phố Austin bang Texas mỗi mùa hè tạo nên cảnh tượng ngoạn mục trên nền trời. Ảnh: BBC

 

Núi lửa Kawah ljen tọa lạc ở tỉnh Đông Java của Indonesia nổi tiếng vì phun trào lửa xanh vào ban đêm. Theo National Geographic, hiện tượng này là kết quả của quá trình đốt cháy khí sulfuric, vốn xuất hiện từ các vết nứt của núi lửa với áp suất cao. Ảnh: National Geographic

 

Hồ nhân tạo Abraham ở tỉnh Alberta của Canada nổi tiếng với những bong bóng trắng xanh lấp đầy trên bề mặt. Bong bóng là kết quả của khí methane do thực vật và động vật trong khu vực thải ra. Ảnh: Huffington Post

 

Phần lớn thời gian trong năm, loài cua đỏ sống trong những cánh rừng trên đảo Christmas ở Australia. Tuy nhiên, khoảng tháng 11, khoảng 120 triệu con bò từ rừng, di chuyển qua những con đường trong khu vực về phía biển Ấn Độ Dương để đẻ trứng khi thủy triều dâng cao. Ảnh: Huffington Post

 

Cấu trúc Richard hay còn gọi là “Con mắt của Sahara” nằm ở trung tâm sa mạc của châu Phi. Với bán kính trải dài gần 48 km, hình thái tự nhiên này là kết quả của vụ phun trào núi lửa hoặc va chạm thiên thạch từ hàng triệu năm trước. “Con mắt của Sahara” là hiện tượng khác thường đối với giới khoa học và du khách mà chưa có lời lý giải thỏa đáng cho tới nay. Ảnh: NASA

 

Chớp Catatumbo ở Venezuela có nguồn gốc từ những đám mây bão khổng lồ ở độ cao hơn 5 km. Nó thường diễn ra trong 140 tới 160 đêm/năm, 10 giờ/ngày và 280 lần/giờ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, chớp Catatumbo được ghi trong danh sách kỷ lục Guinness vì nó xuất hiện tới 300 đêm/năm. Ảnh: Telegraph

 

Bão Supercell hay còn gọi là “quái vật bầu trời” là hiện tượng mây xoay thẳng đứng liên tục trong suốt một trận bão lớn kèm sấm. Nó xuất hiện tại những điểm có luồng không khí khô lạnh kết hợp với không khí nhiệt đới ẩm. Hình phễu lớn là kết quả của luồng gió với tốc độ nhanh dần cho tới khi nó tạo thành một hình xoáy khổng lồ. Ảnh: Daily Mail


Theo Hải Anh (Zing.vn)