Chuyện lạ

Ném cam đầu năm mong ước mơ thành hiện thực

Hàng chục nghìn du khách đã đến ném cam vào cây với hy vọng nhưng mong ước sẽ thành sự thật trong năm mới.

Hàng chục nghìn du khách đã đến ném cam vào cây với hy vọng nhưng mong ước sẽ thành sự thật trong năm mới.
Đây là truyền thống đã tồn tại hơn một thế kỷ qua ở ngôi làng Lam Tsuen, phía bắc Hồng Kông. Mỗi dịp Tết đến, hàng chục nghìn du khách đều đến “cây nguyện ước” để cầu nguyện ước mơ của mình.
 
Hàng dài người đợi ở dưới thân cây. Họ viết những ước mơ của mình lên một mảnh giấy đỏ. Sau đó gắn lời nguyện cầu vào một quả cam rồi ném vào cái cây. Nếu quả cam đó bị giữ lại trên cành cây thì điều ước sẽ trở thành sự thật.
 

Vào mỗi dịp tết đến, hàng chục nghìn người đến đây để cầu nguyện cho ước mơ của mình.

 
Trước đây, cây nguyện ước của người dân vốn là một cây đa cổ thụ. Tuy nhiên, năm 2005, một cành đa bị gãy khiến một người đàn ông lớn tuổi và một em bé bị thương. Chính vì thế, dân địa phương đã thay cây đa bằng một cây nguyện ước… nhựa. Trái cam để gắn lời câu nguyện cũng được làm bằng nhựa.

Mặc dù không “thật” và nhiều ý nghĩa như một cây đa, nhưng hàng năm đám đông du khách vẫn đổ xô đến đây cầu nguyện.

“Tôi ước gia đình tôi sẽ luôn hạnh phúc và mạnh khỏe. Tất cả mọi người đều có những điều ước tốt đẹp” – Frank Fung, một kỹ sư máy tính 26 tuổi chia sẻ sau khi ném quả cam thành công.

“Năm ngoái, tôi đã ước mình sẽ có con. Và bây giờ, tôi đang mang bầu” – Xiao Xiaomei, 30 tuổi nói thêm.

Ở khu vực cây nguyện ước, nhiều người cho thuê quần áo màu đỏ với giá khoảng 25 đô la Hồng Kông. Theo quan niệm của người Trung Quốc, màu đỏ tượng trưng cho may mắn ngày đầu năm.

Theo ông Luke Lam, một người trong ban tổ chức lễ hội, sinh ra và lớn lên tại Lam Tsuen, truyền thống này bắt nguồn từ các ngư dân ngày xưa. Họ thường viết lời nguyện cầu năm mới và ném chúng lên cây. Trước đó, các ngư dân sẽ phải đi từ cảng phía nam thành phố, đến đền thờ để xin các vị thần bảo hộ cho năm mới. Sau đó, họ mới ném lời ước lên cây.

Trong lịch sử, lời nguyện cầu thường được gắn vào một hòn đá. Tuy nhiên, từ giữa những năm 1990, người dân đã dùng cam để thay thế. Trước kia, ở khu vực cây đa cổ, người dân còn thắp hương để mang lại không khí linh thiêng hơn.

Ông Luke Lam cũng cho biết, hiện nay, cây nguyện ước được du khách biết đến nhiều từ những năm 1990. Cho đến nay, mỗi ngày Tết, cây nguyện ước đón gần 10.000 du khách.

Theo Vân Anh (aFamily.vn/Trí Thức Trẻ)