Container đựng gỗ sưa ở thôn Phụ Chính (Hà Nội) được niêm phong, khóa bốn ổ khóa và hàn hai thanh sắt chắn ngang cửa thùng.
Để dân làng ăn Tết không phải lo lắng, UBND huyện Chương Mỹ đã có quyết định chặt hạ cây sưa trăm tỷ trong khuôn viên chùa Vĩnh Phúc vào ngày 27 và 28/1.
Trong lúc đào gốc cây sưa trăm tỷ ở Hà Nội, một số phần rễ của cây do máy múc xén vào bị gãy, chẻ làm đôi, lộ rõ phần lõi đỏ khiến người dân hét lớn, yêu cầu làm cẩn thận.
Trước những cây gỗ sưa có giá lên đến vài chục tỷ đồng, PGS. Lê Xuân Phương đã có lý giải tại sao cây gỗ sưa lại có giá “trên trời” như vậy.
Theo đại diện Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, cây sưa đỏ thuộc sở hữu chung của cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính, nên số tiền bán sưa sẽ được người dân toàn quyền sử dụng phục vụ lợi ích chung.
Cây sưa đỏ ở chùa Vĩnh Phúc (Chương Mỹ, Hà Nội) đang dần hoai mục, hư hỏng. Nhiều người hỏi mua cây với giá hàng chục tỷ đồng.
Nguyện vọng của người dân là cây sưa mọc trong khuôn viên nhà chùa, thuộc về tâm linh nên nếu bán đi sẽ dùng số tiền này để thực hiện các công trình phúc lợi trên địa bàn xã.
Theo ông Hùy, việc nói có "đại gia" nào đó từng trả cây sưa làng Phụ Chính (Hòa Chính, Chương Mỹ, Hà Nội) với mức giá lên tới 100 tỷ đồng là "không tưởng".
UBND TP Hà Nội đã đồng ý cho người dân bán cây sưa trăm tỷ ở ngôi chùa thôn Phụ Chính, xã Hòa Chính. Trước đó, người dân như ngồi trên đống lửa khi cây bị mối mọt tấn công.
Sau thời gian dài không được bán, người dân thôn Phụ Chính mất ăn mất ngủ thay nhau canh giữ để tránh kẻ lạ đến phá hoại báu vật của cả làng mình. Hiện tại cây báu vật này vẫn đang được gấp rút bán để lấy tiền phục vụ công trình công cộng ở địa phương.
"Ngoài tổ bảo vệ, chúng tôi mua các cây thép phi 20 - 25 dài hàng chục mét về bẻ khum chuồng gà, hàn tứ bề xung quanh để các đối tượng không thể nào cắt cây sưa được", ông Tú nói.